Thứ Ba, 20 tháng 12, 2016

Họa sĩ LÊ TRƯỜNG ĐẠI (1941 - 2017)

- Học trường Mỹ nghệ Gia Định năm 1957 - 1961
- Sinh năm 1941 tại Quảng Trạch
- Triển lãm Hội họa tranh bột màu tại Hội Việt Mỹ, năm 1972.
- Tập huấn ở Kyodo - Nhật Bản về Đồ họa (Éluctractor) và triển lãm Đệ Thất Không lực Hoa Kỳ, 
   năm 1963 (The Seventh Air Force - 7 AF)
- Tập huấn ở Clark-field - Hoa Kỳ về Đồ họa, năm 1964.- Triển lãm chung từ năm 1963 - 1972 
  tại Phòng Thông tin Đô thành Sài Gòn.

 Lê Trường Đại - Sen
 Lê Trường Đại - Ngàn Năm Thăng Long
Lê Trường Đại - Đồi Hoa Tím
Lê Trường Đại - Hoa Mai

Thứ Tư, 14 tháng 9, 2016

PHÒNG TRANH VIỄN XỨ


















TRANH NGUYỄN TRUNG 
Nguyễn Trung sinh năm 1940 tại Sóc Trăng, Việt Nam. Từ năm 1961 đã tham gia nhiều cuộc triển lãm lớn trong nước và thế giới. Giải thưởng: 1961 Huy Chương Bạc triển lãm Mùa Xuân, Sài Gòn. 1963 Huy Chương Vàng triển lãm Mùa Xuân, Sài Gòn.



Họa sĩ Nguyễn Trung nay tuổi đã lớn, 75 cái xuân xanh.  Là một họa sĩ tầm cỡ của Việt Nam. Ông sinh năm 1940 tại Sóc Trăng. Cũng giống như bao văn nghệ sĩ khác (Lớn tuổi mà tâm hồn thì chưa già). Nhưng đến tuổi này thì người lớn tuổi thường hay suy nghĩ vẩn vơ về cuộc đời. Suy nghĩ về nhân tình thế thái, về kiếp phù du của đời người. Và rồi có lúc chép miệng kêu: Ôi sao thời gian trôi đi nhanh quá! Mới ngày nào ta còn rất trẻ mà nay sao tóc đã bạc phơ. Đã trở thành ông nội ông ngoại. Nhưng đó là nói về mặt thể chất. Về mặt tinh thần và nghệ thuật sáng tạo thì người nghệ sĩ  tuổi càng cao thì tác phẩm càng già dặn, tinh xảo, nét vẽ càng điêu luyện, màu sắc thâm trầm chọn lọc. Ấy là tôi lẩn thẩn nghĩ đến chuyện những người nghệ sĩ sáng tạo mà mình biết được, họ đã sống qua nhiều thế hệ  mà lúc nào tranh, tượng của họ cũng vẫn được người đời quí mến như: Lê Phổ, Mai Trung Thứ . . . đến thế hệ sau như Đỗ Quang Em, Lâm Triết, Nguyễn Sáng, Nguyễn Thị Hợp , Nguyễn Cao Nguyên, Bùi Xuân Phái, Tạ Tỵ, Nghiêu Đề, Nguyễn Phước, Hồ Hữu Thủ, Ca Lê Thắng, Mai Chửng, Đinh Cường, Nguyễn Trọng Khôi, Rừng, Võ Đình và còn nhiều nghệ sĩ tạo hình khác nũa . . .
Trước năm 75 cho đến bây giờ,  khi nói đến Hội Họa Sĩ Trẻ Việt Nam là người ta phải nhắc đến Họa sĩ Nguyễn Trung, vì ông là một trong những người sáng lập ra Hội Họa Sĩ Trẻ (HHST) của miền Nam Việt Nam vào năm 1966  thế kỷ trước. Ông cũng đã là Chủ tịch HHST Việt Nam nhiệm kỳ thứ 2 và là một trong những họa sĩ tên tuổi nòng cốt rường cột của hội.
Tranh của Nguyễn Trung trước đây thường là tranh sơn dầu có hình thể, hay có ý niệm sự vật (figure painting)  màu sắc sáng sủa rực rỡ. Dù là ông thể hiện tạo hình trên khung vải trường phái hội họa hiện thực hay hội họa trừu tượng (abstract  painting), ở khuynh hướng tạo hình nào thì tranh của ông nét vẽ cũng sắc sảo, bố cục  hài hòa rất là đẹp được nhiều người sành điệu yêu thích. Nhất là tranh ông vẽ về phụ nữ. Toàn là mỹ nhân, liễu yếu đào tơ, dáng dấp thon thả mảnh mai, áo dài tha thướt phong cách rất là Việt Nam. Còn tranh tĩnh vật thì có bức gồ ghề thô nhám, nhiều sinh khí của cuộc đời. Ông lại có tài vẽ chân dung. Dù là người phụ nữ không được xinh xắn cũng trở thành người đẹp duyên dáng. Vì trong nhãn quan ông  linh hiện thấu suốt cái đẹp từ nội tâm thể hiện trên từng nét vẽ. Cái đôn hậu thánh thiện hồn nhiên trong suốt hay cái u trầm của một khóe nhìn từ  người mẫu cũng không sao che dấu được sự quan sát tinh tế thể hiện trên bút vẽ của ông. Tôi đã có dịp nhiều lần được ngắm chân dung của một nữ văn sĩ nổi tiếng ông vẽ đã khá lâu, mà nghiệm ra điều này.

Tác phẩm: Lady voi bat ng0c
Artist: Nguyễn Trung
Thể loại: tranh sơn dầu trên vải
Kích thước: 50 x 65 cm
Tác phẩm: Lady with Pear (2008)
Artist: Nguyễn Trung
Thể loại: tranh sơn dầu trên vải
Kích thước: 50 x 65 cm
Tác phẩm: Summer Dream (2006)
Artist: Nguyễn Trung
Thể loại: tranh sơn dầu trên vải
Kích thước: 60 x 60 cm
Tác phẩm: Woman holding Lemon (2006)
Artist: Nguyễn Trung
Thể loại: tranh sơn dầu trên vải
Kích thước: 60 x 60 cm
Tác phẩm: Yellow Dream (2008)
Artist: Nguyễn Trung
Thể loại: tranh sơn dầu trên vải
Kích thước: 50 x 65 cm
Tác phẩm: Young lady thăm chùa
Artist: Nguyễn Trung
Thể loại: tranh sơn dầu trên vải
Kích thước: 100 x 130 cm
Tác phẩm: Young lady với hoa sen
Artist: Nguyễn Trung
Thể loại: tranh sơn dầu trên vải
Kích thước: 50 x 65 cm
Họa sĩ Nguyễn Trung
sinh năm 1940 tại Sóc Trăng. Ông thường được xem là một trong những nghệ sĩ có ảnh hưởng nhất và tôn trọng sinh sống tại Việt Nam hiện nay. Ông có khả năng tuyệt vời để tạo tốt trong các công trình kết cấu tổ chức của mình, kết hợp với một sự cân bằng và steadiness trong ý tưởng của mình. Mạnh mẽ, quyết định cá nhân và một ý thức cao về mục đích là yếu tố quyết định chiếm nghệ thuật của Nguyễn Trung. Hơn một thập kỷ qua, Trung đã khởi xướng một nghệ thuật mới hiện nay ở Việt Nam. Nó là trừu tượng nghệ thuật, dựa trên chủ nghĩa duy lý Châu Âu chặt chẽ, được đặt trong một không gian triết học phương Đông. Nguyễn Trung đã tổ chức cho thấy rất nhiều tại Việt Nam và ở nước ngoài và tác phẩm của ông nằm trong bộ sưu tập như bộ sưu tập uy tín của Việt Bảo tàng mỹ thuật, các Viện Bảo tàng Mỹ thuật Singapore và Bassano del Grappa Bảo tàng mỹ thuật (Italy). Gần đây của ông đã diễn ra triển lãm quốc tế tại Singapore (1992, 1995), Nhật Bản (1996), Hàn Quốc (1997, 2000), Ý (1998), Pháp (1998), Mỹ (1998), Đài Loan (1999), và Thái Lan ( 2001, Thavibu Thư viện ảnh). Nguyễn Trung của các công trình thường xuyên được bán tại phiên đấu giá quốc tế

TRANH HỒ THÀNH ĐỨC
 
Hồ Thành Đức sinh tại Huế, Việt Nam. 1960-1962 QG CĐMT Huế (Tốt Nghiệp QG CĐMTSG). 1989 định cư tại CA, USA. Giải Thưởng: 1963 Huy Chương hạng nhất Mùa Xuân 1964. Phần thưởng danh dự triển lãm Công Giáo Quốc Tế. Triển lãm nhiều lần chung và riêng tại Mỹ và các nước khác. 

Hội An – Hồ Thành Đức  
TRANH BÉ KÝ 
Bé Ký sinh năm 1938 tại Hải Dương. Mồ côi cha mẹ từ năm 8 tuổi nhưng lại được học vẽ với nhiều họa sĩ tài danh như Trần Đắc, Trần Văn Thọ, Văn Đen. Trần Đắc do thấy Bé Ký có năng khiếu nên đã nhận làm học trò và truyền lại những kinh nghiệm ông có được ở trường A.B.C bên Pháp. Phương pháp của trường A.B.C là thu các nét chính trong bảng mẫu tự vì viết được thì sẽ vẽ được. Do vậy khi vẽ trên lụa thì họa sẽ sẽ tạo ra những nét mềm mại và rất đặc biệt.
Nét vẽ của Bé Ký đơn sơ và mộc mạc nhưng chứa đựng cả một tâm hồn lớn. Đề tài của bà rất đời thường và giản dị, gồm những cảnh sinh hoạt nơi miền quê thôn dã hay sinh hoạt gia đình. Chủ đề tình cảm gia đình như mẹ con hay bà cháu rất hay được bà khai thác, có lẽ do thiếu tình yêu thương của người mẹ từ khi còn nhỏ cho nên tất cả tình cảm đã được bà dồn nén thể hiện lên các bức tranh. Mỗi bức tranh đều chứa những cảm xúc và sắc thái riêng, có thể gợi nên kỷ niệm của cả một đời người.
Những bức tranh mực tàu thể hiện được rõ cá tính riêng của bà. Chỉ vài nét phóng bút với bố cục đơn giản và gọn gàng vẫn gợi ra được nhiều hình ảnh với người xem. Tranh bà có những nét vẽ của tranh dân gian nên gợi cho người xem một sự hoài cổ, sâu lắng.
Trong những ngày đầu học với Trần Đắc, bà thường mang theo tập giấy trắng và bìa cứng để ra phố vẽ theo lối hoạt họa mô tả cảnh sinh hoạt ngoài đường phố. Những khung cảnh này sau này ăn đậm trong tâm trí bà nên rất nhiều tác phẩm của bà có khung cảnh sinh hoạt giản dị, những góc phố, những con người mang dánh vẻ hiền hòa và thanh bình đầy vẻ dân tộc. Bà cũng sáng tác nhiều tác phẩm bằng chất liệu sơn mài với những nét vẽ đơn giản
Tranh màu nước của Bé Ký cũng có màu sắc đặc biệt, nhẹ nhàng và ấm áp. Dù cho đôi mắt của những nhân vật chỉ thể hiện qua những nét vạch đơn sơ nhưng lại có nhiều ý tưởng và chan chứa rất nhiều tình cảm và sống động, lôi cuốn người xem.

TRANH ĐINH CƯỜNG
 
Đinh Cường sinh tại Thủ Dầu Một Việt Nam. 1963 Tốt nghiệp QG Cao Đẳng Mỹ Thuật Huế. 1964 Tốt nghiệp Sư Phạm QGCĐ Mỹ Thuật Sài Gòn. 1964-1967 GS Hội Họa Đồng Khánh Huế. 1967-1975 dạy Cao Đẳng Mỹ Thuật. 25 lần triển lãm riêng. 21 lần triển lãm chung. Giải Thưởng: 1963 Huy Chương Bạc Triển Lãm Mùa Xuân. 1962 Huy Chương Bạc Triển Lãm Mùa Xuân. 1962 Prize Award by Embassy of China to SGVN.

TRANH TRỊNH CUNG
Trịnh Cung sinh năm 1939 tại Nha Trang, Việt Nam. Tốt nghiệp School of fine Arts Hue, 1962. Tham gia First International Exhibition of fine Arts, Saigon 1962. Giáo sư tại Hue School of Fine Arts và Saigon National School of Fine Arts, 1970-1973. Giải thưởng: Huy Chương Đồng triển lãm Mùa Xuân, Saigon 1963. Huy Chương Bạc, triển lãm Mùa Xuân, Saigon 1964.


Trích ... : “THỬ TÌM HIỂU QUAN NIỆM HỘI HỌA CỦA CÁC HỌA SĨ MIỀN NAM TỪ 1954 – ĐẾN NAY” 
                                                                                                                                                    của Họa sĩ LÂM LAN
TRANH ĐỖ QUANG EM
Đỗ Quang Em sinh năm 1942 tại Ninh Thuận. 1965 tốt nghiệp tại Saigon National School of Fine Arts. 1971 được National Culture and Arts Award. 1974 giáo sư tại School of fine Arts Saigon. Nhiều cuộc triển lãm riêng và chung từ năm 1965. 

TRANH NGUYỄN ĐỒNG
Nguyễn Đồng sinh năm 1940 ở Cần Thơ, Nguyễn Đồng theo học ban Triết ở Đà Lạt và tốt nghiệp Đại học Đà Lạt năm 1965. Triển lãm lần đầu tiên năm 1965, rồi tiếp tục sinh hoạt thường xuyên với Hội Họa Sĩ Trẻ ở Sàigòn cho đến năm 1975. Năm 1979, Nguyễn Đồng, định cư cùng gia đình ở Tây Đức. Năm 1980, anh bày triển lãm ở viện bảo tàng địa phương Heimatmuseum, thành phố Buchholzid, rồi liên tục triển lãm ở Paris và một vài thành phố khác ở Đức như Munich, Bonn, Munchen. Năm 1985, tái định cư ở Hoa Kỳ, là giám đốc mỹ thuật của cơ sở xuất bản "Người Việt," tiếp tục tham dự các sinh hoạt mỹ thuật của cộng đồng Việt Nam, thường chủ yếu tổ chức ở phòng sinh hoạt Thế Kỷ của cơ sở Người Việt, ở các trường đại học, hoặc các nhà bảo tàng địa phương như cuộc triển lãm vào tháng 6 năm 1996 ở Bảo tàng Châu Á Thái Bình Dương vùng Los Angeles. 
 1. Phố Lạ: 

3. Tỉnh Vật 



4. Trâu - màu nước




5. Phan Thanh Giản




HỘI HỌA SĨ TRẺ VIỆT NAM, MỘT THỜI NHỚ LẠI

Đăng trong chuyên mục Kiến thức hội họa vào lúc 10/02/2010 10:17 sáng bởi admin
Hội Họa Sĩ Trẻ Việt Nam, một thời nhớ lại
Phan Nhien Hao
February 9, 2010
Phan Nhiên Hạo: Hội Họa Sĩ Trẻ Việt Nam là nơi tập trung những khuôn mặt nổi bật của hội họa miền Nam trước 1975, những người đã đưa hội họa miền Nam đi vào con đường hội hoạ hiện đại, vài người trong số này đến nay vẫn là những tên tuổi hàng đầu trong giới mỹ thuật. Anh là họa sĩ tham gia thành lập hội, am tường sinh hoạt mỹ thuật miền Nam mấy thập niên qua, xin anh cho biết một số chi tiết về Hội Họa Sĩ Trẻ Việt Nam, hy vọng có thể hữu ích cho người quan tâm, nhất là giới nghiên cứu, về văn chương nghệ thuật của miền Nam một thời tự do. Trước tiên, xin anh nói qua về bối cảnh xã hội thời điểm Hội Họa Sĩ Trẻ Việt Nam ra đời tại Sài Gòn?
Trịnh Cung: Hội Họa Sĩ Trẻ Việt Nam ra đời tháng 11 năm 1966, trong bối cảnh xã hội miền Nam Việt Nam đang ở những năm đầu của nền Đệ Nhị Cộng Hòa.
Cuộc chiến chống cộng sản Bắc Việt đã bắt đầu leo thang từ sau khi người Mỹ cổ xúy các tướng lãnh lật đổ nền Đệ Nhất Cộng Hòa và giết tổng thống Ngô Đình Diệm năm 1963, đẩy xã hội Miền Nam vào một thời kỳ chính trị-kinh tế nhiều bất ổn bởi các cuộc tranh giành quyền lực của các phe phái chính trị. Sư hiện diện ngày càng đông của lính Mỹ chẳng những không giúp nền Đệ Nhị Cộng Hòa chiến thắng cộng sản Bắc Việt mà còn trở thành hình ảnh “quân xâm lược” bị Hà Nội dùng để vận động sự ủng hộ của thế giới với chiêu bài “chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”. Sự hiện diện đông đảo của người Mỹ cũng là một tác nhân gây ra những biến đổi không lành mạnh cho xã hội miền Nam như đĩ điếm, buôn lậu, tham nhũng… làm bùng nỗ sự phản kháng trong giới trí thức trẻ từ Huế đến Sài Gòn bằng các họat động chính trị khác nhau, từ đối lập hợp pháp trong quốc hội đến các hình thức văn nghệ phản chiến, thiên tả trong âm nhạc, báo chí, văn học và nghệ thuật. Dù các thực thể này đã được nhào nặn bởi bàn tay phù thủy cộng sản hay tự phát, chúng cũng là những tác nhân quan trọng dẫn tới cái kết quả huy hoàng cho phiá “bên kia” và thảm họa cho phiá “bên này” vào ngày 30-4-1975.
Phan Nhiên Hạo: Xin anh nói qua về quá trình thành lập và tổ chức của Hội Hoạ Sĩ Trẻ Việt Nam? Hội gồm những ai là thành viên và có mục đích, tôn chỉ gì? Vai trò của anh và các thành viên chủ chốt trong hội?
Trịnh Cung: Thực ra, theo tôi, ban đầu chỉ có hai nhân vật cốt cán cho việc lập ra Hội Hoạ Sĩ Trẻ Việt Nam là họa sĩ Ngy Cao Uyên (Nguyễn Cao Nguyên) và bác sĩ Nguyễn Tấn Hồng, cả hai ông đều là sĩ quan của Bộ Tư Lệnh Không Quân. Ngy Cao Uyên là họa sĩ nổi tiếng lúc bấy giờ và ông Nguyễn Tấn Hồng là một trí thức yêu hội họa, cũng là Bộ trưởng Bộ Thanh Niên, đóng vai mạnh thường quân. Theo trí nhớ của hoạ sĩ Cù Nguyễn, cuộc họp ban đầu để bàn về việc lập hội gồm có: bác sĩ Nguyễn Tấn Hồng, các hoạ sĩ Ngy Cao Uyên, Vị Ý, Cù Nguyễn, Âu Như Thụy và nhạc sĩ Phạm Duy. Thế nhưng khi họp để chính thức thành lập hội tại nhà bác sĩ Nguyễn Tấn Hồng trên đường Phan Thanh Giản, Quận 3, Sài Gòn, ngoài ông Nguyễn Tấn Hồng chỉ có chúng tôi gồm có các họa sĩ và điêu khắc gia: Ngy Cao Uyên, Hiếu Đệ, Cù Nguyễn, Nguyễn Trung, Nghiêu Đề, Nguyễn Phước, Nguyễn Lâm, Mai Chững, Đinh Cường, Hồ Thành Đức và tôi. Lúc đó là tháng 11 năm 1966. Họa sĩ Ngy Cao Uyên được bầu làm Chủ tịch lâm thời của hội, Nguyễn Trung và Mai Chững giữ vai phó, tôi làm tổng thư ký, các anh còn lại là ủy viên ban chấp hành. Kể từ đó, tất cả chúng tôi đều là thành viên sáng lập Hội Hoạ Sĩ Trẻ Việt Nam, và những cuộc họp ban chấp hành thời kỳ chưa có trụ sở riêng đều diễn ra tại nhà bác sĩ Nguyễn Tấn Hồng.
Nhớ lại những ngày đầu tiên ấy, trừ bác sĩ Nguyễn Tấn Hồng và họa sĩ Ngy Cao Uyên, cả hai đều đã khá già dặn và có sự nghiệp, họa sĩ Hiếu Đệ là lớp đàn anh, chúng tôi còn lại đều rất trẻ, trên dưới 25 tuổi. Trừ Ngy Cao Uyên và Cù Nguyễn là hai họa sĩ tự học, còn lại đều là sản phẩm một nửa hoặc toàn phần của hai truờng Cao Đẳng Mỹ Thuật Gia Định và Huế. Phần đông chúng tôi đều thích sống tự do dù có bấp bênh, sớm có xu hướng nghệ thuật hiện đại và đã gặt hái hầu hết các giải thưởng hội họa quốc gia quan trọng, nên tạo được sự chú ý của dư luận văn nghệ. Có lẽ vì thế, sự tập họp này mang ý nghĩa của sự ra đời một thế hệ nghệ sĩ tạo hình tài năng mới của Việt Nam, mở ra một dòng chảy mỹ thuật trẻ mà tham vọng của nó đã được bày tỏ trong hai trích đoạn dưới đây của hai nhận định được coi như tuyên ngôn nghệ thuật của chúng tôi. Đó là bài nhận định được phổ biến nhân cuộc triển lãm ra mắt Hội Họa Sĩ Trẻ Việt Nam vào tháng 1 năm 1967 tại trụ sở của hội, và bản tuyên ngôn của hội phổ biến nhân cuộc triển lãm vào tháng 11 năm 1973 tại gallery La Dolce Vita thuộc khách sạn quốc tế Continental.
Lần thứ nhất:
“…Sau Hiệp định Genève, cũng như vận mệnh đất nước, Hội họa Việt Nam phân chia thành 2 vùng ảnh hưởng. Một ở Miền Bắc, bị gò bó bởi những đòi hỏi phi nghệ thuật của Chủ thuyết Hiện Thực Xã Hội, thật ra chỉ là một kỹ thuật nửa Ấn tượng nửa Cổ điển. Một ở Miền Nam, luôn luôn đổi mới để theo kịp đà tiến của những khuynh hướng đi đầu và nuôi tham vọng hình thành một Hội họa tổng hợp đặc biệt giữa kỹ thuật Tây Phương và tinh thần Đông Phương.
Tuy nhiên, vì hoàn cảnh chiến tranh kéo dài, vì sự thiếu sót những cơ cấu sinh họat và nhất là sự chia rẽ giữa những họa sĩ, Hôi họa Miền Nam Việt Nam đang trải qua một cơn khủng hoảng trầm trọng…”
(trích catalogue triễn lãm ra mắt của Hội Họa Sĩ Trẻ Việt Nam, 18 đến 24.1.1967 tại trụ sở của hội)
Lần thứ hai:
“Nhận thấy nghệ thuật Việt Nam, nói riêng là Hội Họa và Điêu Khắc, trong hơn nửa thế kỷ nay, kể từ ngày có trường Mỹ Thuật Đông Dương do người Pháp thành lập tại Hà Nội, vẫn chưa đáp ứng được với thực trạng Việt Nam. Cảm hứng nghệ thuật có thể nói là quá nghèo nàn vì chủ nghĩa buông thả, vì chủ nghĩa cá nhân chật hẹp không tương xứng với hoàn cảnh Việt Nam với những vấn đề vô cùng lớn lao và phong phú.
Những kiểu cách sai lầm từ trước tới nay vẫn chưa được mổ xẻ; hoặc dùng những đặc tính gọi là Á Đông để làm căn bản nghệ thuật mà thật ra chỉ là những hình thức lệ thuộc Tàu, Nhật… hoặc nhờ cậy vào nghệ thuật Âu Châu, đặc biệt là trường phái Paris, lấy nó làm tiêu chuẩn để suy luận và làm việc, nhốt gọn nghệ thuật Việt Nam trong cái giỏ “thuộc địa” nên những công trình thực hiện chỉ là cái gì thứ yếu đối với nghệ thuật Tây Phương”.
(Trích brochure đề ngày 10.11.1973 cho cuộc triễn lãm tại Gallery La Dolce Vita)

Phan Nhiên Hạo: Đây là những nhận xét và ý tướng rất bao quát về con đường của mỹ thuật hiện đại Việt Nam!
Trịnh Cung: Đúng vậy, đây là một tham vọng quá lớn và đường dài. Nó rất chính đáng nhưng lại không thực tế trong một đất nước còn nhiều hạn chế, những thành tựu nghệ thuật của Việt Nam chỉ mới nhen nhúm, còn rất lâu mới cắt bỏ được khỏi cái cuốn rốn của nghệ thuật phương Tây, và xã hội ngày càng bộc lộ bất ổn do chiến tranh ý thức hệ khốc liệt. Nhìn kỹ, đặc biệt với tuyên ngôn lần thứ hai phổ biến năm 1973, không còn sự phân biệt và phê phán mỹ thuật Hiện thực Xã Hội Chủ Nghĩa của miền Bắc, mà tập trung vào thái độ khước từ những chuẩn mực mỹ thuật Tây Phương và ngoại lai như Tàu, Nhật. Các họa sĩ kêu gọi sự quay về, sự đứng lên cho hội họa riêng biệt Việt Nam một cách dứt khoát:
-“Từ bỏ chủ nghĩa buông thả, chủ nghĩa cá nhân chật hẹp, giải thoát tư tưởng khỏi phòng vẽ tù túng để cùng sống cái sức sống Việt Nam”
-“Theo đuổi khuynh hướng nghệ thuật tân kỳ nhất, ở gần chúng ta nhất: khuynh hướng đã có sẵn ngay trong lòng chúng ta, ngay trong lòng quần chúng Việt Nam”
Rõ ràng đây là một tuyên ngôn có nội hàm chính trị giành lại “độc lập” cho nghệ thuật Việt Nam, được khéo léo bọc trong chiếc vỏ “chủ nghĩa dân tộc” do một vài cá nhân của hội chủ ý đưa vào.
Phan Nhiên Hạo: Quan hệ giữa Hội Họa Sĩ Trẻ và chính quyền thời đó như thế nào?
Trịnh Cung: Theo tôi, không có mối quan hệ rõ rệt nào giữa Hội Hoạ Sĩ Trẻ Việt Nam và nhà nước dân chủ thời đó. Hay nói đúng hơn Hội là một tổ chức độc lập có tư cách pháp nhân như luật định, ngoài ra không có một ràng buộc nào khác như phải làm công cụ chính trị cho chế độ. Thậm chí, văn nghệ sĩ không nhất thiết có cùng một quan niệm chính trị-văn hóa-xã hội với chính quyền. Hơn nữa, đối lập ôn hòa là một hoạt động chính trị được hiến pháp bảo vệ.
Tuy nhiên, không phải vì thế mà nhà chức trách không “dòm ngó” các hành vi khác thường của mọi cá nhân và hội đoàn theo cách riêng của họ. Trong trường hợp Hội Hoạ Sĩ Trẻ Việt Nam với hơn một nửa là thành phần trốn lính và có quan hệ với các văn nghệ sĩ phản chiến như Trịnh Công Sơn, tất nhiên phải nằm trong tầm ngắm của họ.
Đó là lý do tại sao trụ sở của Hội Hoạ Sĩ Trẻ Việt Nam tọa lạc tại góc đường Công Lý (Nam Kỳ Khởi Nghĩa) và Lê Thánh Tôn, trong khuôn viên Đại Học Văn Khoa Sài Gòn, đã bị Phủ Quốc Vụ Khanh đặc trách văn hóa dưới thời ông Mai Thọ Truyền ủi sập nhân vụ Tết Mậu Thân 1968.
Phan Nhiên Hạo: Xin anh nói thêm chi tiết vụ ủi sập trụ sở của hội?
Trịnh Cung: Cái trụ sở này rộng chừng 150 mét vuông được chúng tôi làm bằng gỗ thông sơn trắng theo một kiểu kiến trúc hiện đại đơn giản. Số gỗ có được do chúng tôi đổi tranh cho sư đoàn 5 Không Quân trong Tân Sơn Nhất. Gỗ do Mỹ viện trợ cho Không Quân để xây dựng doanh trại đồn trú. Đây là sáng kiến của họa sĩ Ngy Cao Uyên, lúc đó là thiếu tá sĩ quan kỹ thuật của Không Quân, và cũng là người kết nối để chúng tôi thực hiện hoàn hảo “phi vụ” này.
Hầu như chúng tôi tự lo mọi thứ từ thiết kế đến hướng dẫn thi công, và kết quả là có một ngôi nhà không chỉ đáp ứng nhu cầu triển lãm nghệ thuật mà còn đẹp một cách trẻ trung, văn minh. Người gần như quán xuyến việc xây dựng trụ sở là họa sĩ Hồ Thành Đức. Chính vì quá hấp dẫn nên ngôi nhà đã tức khắc trở thành điểm hẹn cho những ai yêu hội họa, và cuối cùng là nơi tạm trú qua đêm an toàn của bằng hữu nghệ sĩ mỗi khi không thể về nhà mình. Ngoài chúng tôi ra, người khách thường trực qua đêm nổi tiếng nhất của ngôi nhà này là nhạc sĩ phản chiến Trịnh Công Sơn. Đôi khi có cả Khánh Ly. Năm sáu người nằm chung trên mấy cái chiếu cói trải giữa nhà trong một cái mùng khổng lồ và người “nữ ca sĩ chân trần” này luôn được ở giữa.
Giai đoạn này, Trinh Công Sơn và Khánh Ly trở thành thần tượng của giới sinh viên, mỗi đêm họ hát trên sân trường Đại Học Văn Khoa và qua đêm tại ngôi nhà của Hội Hoạ Sĩ Trẻ Việt Nam ngay cạnh đó, chỉ cách khoảng 20 mét, không sợ ai xét hỏi. Ban ngày, nơi đây cũng là chỗ nghỉ ngơi thù tạc rất thuận tiện vì nó nằm ngay trung tâm Sài Gòn. Tất nhiên Trịnh Công Sơn không bỏ qua yếu tố thuận lợi này cho các mối quan hệ của anh và những người cần trao đổi, trong số này có các nhà báo quốc tế.
Cũng cần nói thêm về mảnh đất “linh thiêng” trường Đại Học Văn Khoa Sài Gòn, nơi sản sinh ra một thời phân hóa tuổi trẻ Sài Gòn, ngọn gió phân hóa nhanh chóng tác động mạnh mẽ vào giới trí thức toàn miền Nam. Trường nằm trong khu tứ giác Gia Long (Lý Tự Trọng), Công Lý (Nam Kỳ Khởi Nghĩa), Lê Thánh Tôn, và Nguyễn Trung Trực. Ở vị trí này, Đại Học Văn Khoa sau những giờ học là chỗ hoạt động của các nhóm trí thức trẻ có khuynh hướng chính trị đối lập nhau. Nổi lên nhất và khá mạnh là “Chương Trình Hè ” do Đỗ Ngọc Yến đứng đầu, hoạt động thiện chí nhưng chống cộng và thân Mỹ. Nổi bật không kém là nhóm phản chiến cánh tả với quán Văn và Trịnh Công Sơn. Bên cạnh là Hội Họa Sĩ Trẻ Việt Nam với hơn một nửa thành viên trốn lính, thiên tả, và nửa còn lại chống cộng lơ mơ. Chưa kể lực lượng sinh viên họat động nội thành do Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam tổ chức bí mật ngày đêm tại đây.
Cho đến bây giờ tôi vẫn không hiểu vì sao thời ấy lại không xảy ra những hành vi bạo lực mang tính đối kháng vì khác lẽ sống chính trị giữa những người trẻ, trong khi thường chạm mặt nhau trong cùng một “vùng lãnh thổ”, thậm chí còn bắt tay trò chuyện mỗi khi có thể. Phải chăng ngoài sự khác nhau về quan điểm chính trị-xã hội, họ có chung một thứ văn hóa, văn hóa tự do-dân chủ, nhất là vào những đêm ở sân quán Văn có tiếng hát Khánh Ly và Trịnh Công Sơn cất lên những lời ca “Da Vàng”.
Trở lại chuyện trụ sở của hội, vì nơi đây ngày càng trở thành chỗ ẩn trú của những phần tử chống chính quyền và chống Mỹ thông qua các hình thức trốn lính và sáng tác văn nghệ phản chiến. Nên sau vụ Mậu Thân năm 1968, máy ủi của chính quyền đã âm thầm san bằng trụ sở của Hội Hoạ Sĩ Trẻ Việt Nam vào nửa đêm. Cũng may, vào thời điểm này, chúng tôi không ai có mặt ở đây, mọi người về ăn Tết gia đình và kẹt lai vì vụ bom đạn nổ khắp nơi khi Việt Cộng tiến hành tổng tấn công Mậu Thân 1968.
Phan Nhiên Hạo: Như vậy trụ sở của hội bị trong ủi sập trong những ngày lộn xộn của cuộc tấn công Mậu Thân hay sau khi cuộc tấn công đã qua đi?
Trịnh Cung: Thực ra, không ai trong chúng biết rõ việc này, chỉ biết sau khi Sài Gòn im tiếng súng sau Tết, mọi họat động trở lại bình thường, chúng tôi mới thấy ngôi nhà gỗ xinh đẹp của hội đã trở thành bãi đất ngổn ngang phế liệu. Nó không có dấu hiệu do bom đạn tàn phá, cũng không phải được tháo dỡ mà cách nó bị hủy diệt không ngoài bằng phương tiên cơ giới, cái này không thể là Việt Cộng.
Phan Nhiên Hạo: Sau đó, hội có phản ứng gì với chính quyền không, và họ trả lời như thế nào?
Trịnh Cung: Hình như chúng tôi cảm nhận cái phần lỗi thuộc về phía hội khi đã để nó thành chỗ cư ngụ bất hợp pháp cho một số thân hữu có vấn đề chính trị. Ngoài ra, chúng tôi cũng không có giấy phép chính thức xây cất trụ sở trong khuôn viên trường Đại Học Văn Khoa Sài Gòn, do đó không có đủ pháp lý để khiếu nại, nhất là người chủ tịch hội lúc ấy là hoạ sĩ Nguyễn Trung, một người trốn lính, không còn quyền công dân.
Phan Nhiên Hạo: Sau khi không còn trụ sở thì hội sinh hoạt ở đâu?
Trịnh Cung: Việc làm của chính quyền đã đặt Hội Hoạ Sĩ Trẻ Việt Nam vào tình trạng không còn nơi hội họp và triển lãm, giấy phép họat động của hội cũng đã hết hạn. Chủ tịch hội lúc đó là họa sĩ Nguyễn Trung, nhiệm kỳ 1971-1973, một người trốn quân dịch nên không có tư cách pháp nhân nộp đơn xin tái lập hội. Ban chấp hành hội phải họp lưu vong tại các quán café, thường là tại quán La Pagode trên đường Tự Do (Đồng Khởi) vào mỗi sáng Chủ Nhật. Cuối cùng, để khắc phục bế tắc này và cũng nhân dịp ban chấp hành hội mãn nhiệm kỳ, chúng tôi bầu nhà điêu khắc tài hoa Mai Chững làm chủ tịch nhiệm kỳ 1973-1975. Tôi và Nguyễn Phước là hai phó chủ tịch. Nghiêu Đề làm tổng thư ký đứng ra điều hành hội, với giấy phép mới do Mai Chững và tôi là hai công dân đang thi hành quân dịch đứng đơn xin họat động trở lại.
Thế nhưng dù họat động hợp pháp, chúng tôi không tài nào dựng lại một trụ sở riêng đẹp và thuận lợi như ngôi nhà đã bị ủi sập năm 1968. Vẫn họp hành theo kiểu du mục, từ quán café đến Hội Văn Nghệ Sĩ Quân Đội trên đường Nguyễn Du, triển lãm thì được sự trợ giúp đặc biệt của Họa sĩ Philippe Franchini (người Pháp, hiện sống ở Paris), chủ nhân khách sạn Continental. Franchini đã giành gallery La Dolce Vita trong khách sạn Continental, một gallery sang trọng bậc nhất Sài Gòn cho đến thời điểm tháng 4 năm 1975, để bày tác phẩm do Hội Họa Sĩ Trẻ Việt Nam tuyển chọn, trong khoảng thời gian từ 1973 cho đến khi miền Nam sụp đổ.
Phan Nhiên Hạo: Đến nay nhìn lại, anh nghĩ gì về hoạt động của Hội Họa Sĩ Trẻ Việt Nam, về những đồng nghiệp thành viên trong Hội?
Trịnh Cung: Hội Họa Sĩ Trẻ Việt Nam lúc mới thành lập, như đã trích dẫn nhận định bên trên, phê phán mỹ thuật Hiện Thực Xã hội Chủ Nghĩa của miền Bắc và muốn hội họa miền Nam đi theo xu hướng tiến bộ của mỹ thuật Tây Phương, xây dựng cho mình một nền mỹ thuật vừa hiện đại vừa lộng lẫy tinh thần Đông Phương. Đó là một quan niệm rõ ràng có lập trường chống cộng và thân Tây Phương, được soạn thảo bởi ban chấp hành nhiệm kỳ đầu (1967-1971) do họa sĩ Ngy Cao Uyên làm chủ tịch.
Xu hướng này một phần dựa trên những thành tựu mỹ thuật mà Sài Gòn đạt được từ việc tổ chức thành công có thể nói là trên cả tuyệt vời cuộc triển lãm mỹ thuật quốc tế lần thứ nhất tại công viên Tao Đàn năm 1962, với hai mươi mốt quốc gia tham dự, trong đó có sự góp mặt của các nền mỹ thuật hàng đầu thế giới như Ý, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha… Tiếp theo, tác phẩm của chúng tôi là lưa chọn gần như duy nhất của mỹ thuật Việt Nam cho các kỳ triển lãm mỹ thuật quốc tế lưỡng niên ở Paris, Tunisi, São Polo… Mặt khác, dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa, ở miền Nam đã nổi lên một thế hệ nghệ sĩ tạo hình trẻ tài năng với những quan niệm sáng tạo mới, có tác phẩm thường chiếm giải thưởng hội họa quốc gia hàng năm cao nhất và nhiều nhất (giải thưởng Hội Họa Mùa Xuân).
Tuy vậy, vào thời điểm Hội Họa Sĩ Trẻ Việt Nam ra đời tháng 11 năm 1966, tình hình chính trị Việt Nam Cộng Hòa dưới sự cầm chịch của phe quân nhân đã trở nên ngày càng phức tạp, với cuộc chiến tranh quốc-cộng có dấu hiệu tệ hại hơn khi người Mỹ đổ quân vào miền Nam. Đây cũng là tiền đề dẫn đến sự thoái trào của Hội Hoạ Sĩ Trẻ Việt Nam từ sau vụ Mậu Thân 1968. Những người sáng lập hội như Ngy Cao Uyên, Nguyễn Tấn Hồng, và một số người trong chúng tôi đã không hình dung được những khó khăn phức tạp khi kết hợp những con người khác nhau về quan điểm chính trị lại với nhau lúc lập hội.

Bây giờ, sau nhiều thăng trầm của cuộc sống, một số sự thật nội tình Hội Hoạ Sĩ Trẻ Việt Nam dần được phát hiện hoặc tự rơi xuống qua sự sàn sãy của chiếc nia thời gian. Tôi tin rằng sự phức tạp chính trị đã có mặt ngay từ đầu trong số những thành viên sáng lập Hội. Cụ thể, đại diện cho những người trốn lính và trốn lính-thiên tả gồm có các họa sĩ Cù Nguyễn, Nguyễn Trung, Nghiêu Đề, Hồ Thành Đức, Nguyên Khai, Hồ Hữu Thủ, Rừng, và sau có thêm Lê Tài Điển, Đỗ Quang Em, Hoàng Ngọc Biên, Nguyễn Đồng. Về phía những người đứng trong hàng ngũ quân lực Việt Nam Cộng Hoà chống lại sự xâm lược của cộng sản Bắc Việt là các anh Ngy Cao Uyên, Hiếu Đệ, Mai Chững, Nguyễn Phước, Nguyễn Lâm, Dương Văn Hùng và tôi. Riêng Đinh Cường, tuy là sĩ quan nhưng thuộc nhóm thiên tả Huế.
Thực ra, thời đó, thiên tả là một cái mốt thời thượng trong giới trí thức trẻ miền Nam. Các sách Tư Bản Luận của K.Marx, triết lý Hiện Sinh trong các tác phẩm văn học của J.P.Sartre, Albert Camus, Franz Kafka, Simone De Beauvoir, Francois Sagan, được sinh viên sưu tập như những giá trị làm nên nhân cách đáng hãnh diện của một con người thời đại. Đa số chịu ảnh hưởng phong trào thiên tả do Sarte chủ xướng cũng như say mê hình tượng nhà cách mạng trẻ Che Guevara. Mà đã thiên tả thì phải chống thực dân, chống ngoại bang xâm lược, chống bóc lột, phải làm cách mạng để giải phóng con người khỏi những tai họa do chủ nghĩa Tư Bản gây ra, vân vân và vân vân. Thế là đúng bài của cộng sản Bắc Việt và Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam
Sau này nghĩ lại, quả thật những người như tôi hồi đó quá non nớt về chính trị, hồn nhiên sống theo dòng đời. Theo đuổi nghệ thuật như yêu đắm đuối một người con gái đẹp, càng chạy theo nàng lại khám phá ra nàng đẹp hơn, càng quyến rũ hơn, mà không hề biết nghệ thuật còn có thể có mục đích chính trị, xô đẩy con người vào bi kịch và thảm họa nhân danh cách mạng, giải phóng, yêu nước… mà những văn nghệ sĩ phản chiến đồng trang lứa với tôi đã biết xử dụng một cách tài hoa. Chính cái tài hoa ấy đã làm cho tác phẩm của họ, khi mang tính phê phán hay vận động cho một phong trào chính trị phản kháng nào đó đã trở nên “rất tới”. Nguyễn Trung là dẫn chứng tiêu biểu nhất cho giới họa sĩ trẻ trong trường hợp này. Nói như thế có là một nhận xét đầy cảm tính và suy diễn vô căn cứ hay không, xin xem lại toàn văn bản tuyên ngôn do chính họa sĩ Nguyễn Trung soạn thảo, cũng như xem một số tranh sơn dầu của anh thời kỳ những năm 70 và sau 30-4-1975. Không phải vô tình mà có sự liên kết khá nhất quán giữa tinh thần bản tuyên ngôn được viết bởi họa sĩ Nguyễn Trung và những bức tranh của anh.
Phan Nhiên Hạo: Anh nhắc đến một tỉ lệ khá lớn những hoạ sĩ trong hội “trốn lính”. Làm thế nào họ có thể sống với tình trạnh trốn tránh như vậy trong nhiều năm mà không bị bắt quân dịch, và nếu đời sống bấp bênh như vậy, làm thế nào họ sáng tác được?
Trịnh Cung: Đó là chỗ đặc trưng của sự lỏng lẻo trong quản lý an ninh của chính quyền Sài Gòn thời hậu Ngô Đình Diệm. Những người trốn lính và những người hoạt động thân cộng đều có thể dễ dàng kiếm cho mình một giấy thông hành để qua mắt các trạm kiểm soát quân dịch. Một trong những trung tâm bao bọc những người trốn lính và hoạt động chống Mỹ-Ngụy là trường Đại Học Vạn Hạnh Sài Gòn. Họ được mặc áo nhà sư để đi lại khi cần và ăn ngủ trong trường như một tăng lữ chính cống, Phạm Công Thiện với pháp danh Thích Nguyên Tánh, Nguyễn Hữu Hiệu, Trần Xuân Kiêm… là những nhân vật nổi tiếng nhất trong số này. Riêng các họa sĩ trốn lính thuộc Hội Hoạ Sĩ Trẻ Việt Nam như Nguyễn Trung, Nguyên Khai, Cù Nguyễn, Hồ Hữu Thủ lại có cách riêng, họ làm việc cho Lực Lượng Xây Dựng Nông Thôn, một tổ chức phi quân sự của chính phủ. Có người sẽ hỏi họ trở thành người của nhà nước dưới màu áo bà ba đen của Xây Dựng Nông Thôn thì sao gọi là trốn lính và mất quyền công dân? Đó là chỗ bê bối của chính quyền Sài Gòn trong thời gian ấy, các bạn này đã xoay được giấy tờ giả để qua mặt cơ quan tuyển dụng họ, chính hoạ sĩ Cù Nguyễn đã tiết lộ cho tôi là hoạ sĩ Hồ Thành Đức là người đã giúp anh có giấy tờ hợp lệ để được nhận vào cùng với Nguyễn Trung, Nguyên Khai… Họa sĩ Hồ Thành Đức là một người có biệt tài về các khỏan xoay sở để qua mặt chính quyền Sài Gòn lúc đó.
Chính đời sống bấp bênh ấy lại là nguồn cung cấp cảm xúc mạnh làm nên một bản sắc hội họa thời chiến tranh Việt Nam của họ. Nguyễn Trung là một gương mặt sáng chói nhất trong số này với một thời kỳ hội họa âm bản đầy bóng tối về thân phận “Người Con Gái Việt Nam Da Vàng”.
Phan Nhiên Hạo: Có một lý thuyết, trường phái hội hoạ cụ thể nào được các thành viên của hội khuyếch trương không? Ví dụ tôi thấy tranh của nhiều họa sĩ Sài Gòn thời đó khi vẽ thiếu nữ đều vẽ khuôn mặt và cổ kéo dài như tranh của Modigliani, hay có màu sắc của các hoạ sĩ Biểu Tượng (Symbolism), như Klimt?
Trịnh Cung: Hội Hoạ Sĩ Trẻ Việt Nam chưa có định ra một lý thuyết hội họa nào kể cả trường phái. Nếu có chăng thì chỉ mới manh nha một chủ trương kiểu trong hai tuyên ngôn đã đề cập ở trên.
Chính vì thế mà bạn đã thấy nhiều người trong chúng tôi không chỉ chịu ảnh hưởng một bậc thầy Tây Phương mà tùy từng giai đọan khám phá ra những điều mới về tạo hình và kỹ thuật ở họ. Cá nhân tôi trong mười năm đầu kể từ khi vào trường mỹ thuật (1959) đã có những danh họa “đi qua đời tôi” là Van Gogh, Gauguin, Modigliani và Marc Chagall. Đó là một giai đọan “tầm sư học đạo” rất quan trọng trước khi tìm ra chính mình đối với một họa sĩ trẻ lúc bấy giờ như chúng tôi.
Phan Nhiên Hạo: Sau tháng Tư 1975 số phận Hội Họa Sĩ Trẻ Việt Nam và các thành viên của nó ra sao? Họ sáng tác như thế nào từ đó?
Trịnh Cung: Với tinh thần hội họa “yêu nước”, chống ảnh hưởng Tây Phương, phản chiến, Nguyễn Trung và một số thành viên Hội Hoạ Sĩ Trẻ Việt Nam như Hồ Thành Đức, Hồ Hữu Thủ, Nghiêu Đề, sau ngày 30 tháng Tư 1975 sớm được “văn nghệ giải phóng” ưu ái. Riêng Nguyễn Trung và Hồ Hữu Thủ là ủy viên ban chấp hành Hội Mỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh nhiều nhiệm kỳ. Tất nhiên, trừ Đinh Cường, những thành viên của hội mặc áo lính Việt Nam Cộng Hòa đều phải nhận một số phận ngược lại.
Cụ thể hơn về cái số phận ngược lại ấy là nếu không chạy thoát qua Mỹ như Ngy Cao Uyên và Nguyễn Tấn Hồng, chúng tôi đều bị tập trung dài hạn trong những trại cải tạo nằm rải rác trong rừng sâu từ Nam ra Bắc, gia đình suy sụp, con cái bị kỳ thị, phải trả một cái giá quá đắt cho sự dính líu “bắt buộc” của chúng tôi với một thể chế chính trị mà mình là công dân. Tất nhiên sự nghiệp hội họa của chúng tôi kể như gãy gánh giữa đường.
Nhưng về phía những anh em từng có giấc mơ đưa nền nghệ thuật Việt Nam tách khỏi ảnh hưởng Tây Phương và các nền mỹ thuật ngoại bang khác như đã từng tuyên (lộng) ngôn như trên, họ cũng đã vỡ mộng. Sau một thời gian đóng góp cho nền mỹ thuật Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa, giấc mơ ấy đã lộ nguyên hình là cái bánh vẽ, nếu không thì cũng là chiêu bài dùng đánh lừa những kẻ thơ ngây luôn mang nặng mặc cảm nhược tiểu. Có lẽ vì thế mà một số anh em như Hồ Thành Đức, Rừng, Đinh Cường, Nguyên Khai, Hoàng Ngọc Biên đã không còn có thể tiếp tục chấp nhận việc làm nghệ thuật dưới sự chỉ đạo của nhà cầm quyền nên đã lần lượt bỏ lại tổ quốc độc lâp-thống nhất-xã hội chủ nghĩa để tìm một đời sống mới trên những đất nước tư bản Âu-Mỹ mà một thời từng là kẻ không được họ ưa chuộng, chỉ không quá mười năm sau 1975 bằng con đường vượt biển (Nguyên Khai), đoàn tụ (Đinh Cường, Nghiêu Đề, Hoàng Ngọc Biên, Nguyễn Đồng), bảo lãnh chữa bệnh (Bé Ký-Hồ Thành Đức) và kể cả diện HO (Rừng).
Mặt khác, ngoài một ít thành tựu sáng tạo hiện đại đã đạt được, có lẽ nhờ vào thực chất không chống cộng của hội họa Sài Gòn hoặc nhờ có mảng tranh mang tinh thần “đấu tranh” của số anh em khuynh hướng thiên tả, hoặc do hội họa là tiếng nói không thuộc đám đông, nên người cộng sản sau khi nắm quyền cai trị toàn bộ đất nước đã đối xử khá tốt đẹp với họa sĩ Sài Gòn so với các thành phần văn nghệ khác, trong đó thê thảm nhất là giới văn chương.
Phan Nhiên Hạo: Cảm ơn họa sĩ Trịnh Cung.

Hội hoạ Việt Nam thời chiến tranh 1954 - 1975


(Bản tóm lược tham luận tại Hội thảo Mỹ thuật Việt Nam, Bảo tàng Mỹ thuật Singapore, 5-2008)
 I. Hội hoạ Việt Nam thời chiến tranh 1954-1975
 1. Miền Bắc từ 1954-1975
Mặt trận Việt minh sau khi tiến hành thành công Cách mạng Mùa thu (1945) đã cho ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và tiến hành chiến tranh chống thực dân Pháp cho đến chiến thắng Điện Biên Phủ 1954. Sau sự kiện lịch sử này, đất nước chia đôi: miền Bắc từ vĩ tuyến 17 trở ra thuộc chế độ Cộng sản, miền Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào theo chế độ Cộng hoà. Nền mỹ thuật non trẻ của Việt Nam cũng bị chia đôi. Những lớp hoạ sĩ tài năng đầu tiên do trường Mỹ thuật Đông dương đào tạo từ năm 1925 đến 1945 chia ra làm ba nhóm: nhóm chiếm số đông ở lại miền Bắc Xã hội Chủ nghĩa như Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Phan Chánh, Nguyễn Đỗ Cung, Lương Xuân Nhị, Hoàng Tích Chù, Nguyễn Sĩ Ngọc, Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm, Bùi Xuân Phái, Dương Bích Liên…; một số ít ra nước ngoài như Lê Phổ, Vũ Cao Đàm, Vũ Lăng, Lê Thị Lựu, Mai Trung Thứ…;và phần còn lại di cư vào Nam hoặc từ nước ngoài trở về miền Nam như Nguyễn Gia Trí, Lê Văn Đệ, Tạ Tỵ, Lưu Đình Khải, Lê Yên, Tôn Thất Đào, Nguyễn Văn Anh, Nguyễn Văn Long, Nguyễn Siên, Trần Dụ Hồng…
Dưới chế độ Xã hội Chủ nghĩa, mỹ thuật miền Bắc không được phát triển theo xu hướng ảnh hưởng mỹ thuật Tây Âu như những năm trước 1945. Đường lối Hiện thực Xã hội Chủ nghĩa được áp dụng triệt để nhằm phục vụ công cuộc xây dựng một miền Bắc Xã hội Chủ nghĩa và cổ vũ cho cuộc chiến tranh lật đổ chế độ Sài Gòn do Hoa Kỳ hậu thuẫn. Trong suốt thời gian từ 1954 đến 1975, mỹ thuật miền Bắc chỉ bao gồm hai loại chính: tranh cổ động; và tranh ngợi ca Đảng, lãnh tụ, cổ xuý đấu tranh giai cấp. Khuynh hướng nghệ thuật này chịu ảnh hưởng sâu đậm mỹ thuật các nước cộng sản đàn anh là Liên Xô và Trung Quốc. Tất cả nghệ sĩ đều chịu sự quản lý cực kỳ chặt chẽ của Đảng, vì thế thông tin về mỹ thuật phương Tây đương thời gần như không xuất hiện, dù dưới bất cứ hình thức nào. Thái Bá Vân (đã mất) – nhà nghiên cứu và phê bình mỹ thuật nổi tiếng một thời của Hà Nội – từng bị một cán bộ trưởng đoàn du học sinh tịch thu cuốn sách về danh họa Picasso khi ông đang trên chuyến tàu hỏa từ Tiệp Khắc về Việt Nam. Miền Bắc ngăn chặn triệt để tất cả thông tin từ bên ngoài nhằm giữ cho nền mỹ thuật của họ đi đúng đường lối của Đảng.
Bùi Xuân Phái, Chiến tranh (bột màu), 1970    
Trần Văn Cẩn, Nữ dân quân miền Bắc (sơn dầu), 1960
Nguyễn Sáng, Kết nạp Đảng (sơn mài), 1963

Sự trừng phạt nặng nề cho những ai dính đến vụ “Nhân văn Giai phẩm” năm 1956 đã bóp chết tất cả những ý tưởng muốn bày tỏ yêu cầu tự do sáng tạo. Những ai còn giữ tâm hồn nghệ sĩ và tình yêu nghệ thuật đích thực đều chịu một cuộc sống ngoài lề. Họa sĩ Bùi Xuân Phái, Dương Bích Liên, Nguyễn Tư Nghiêm và một số văn nghệ sĩ ít ỏi khác đã phải sống như những cái bóng thừa.

2. Miền Nam từ 1954 đến 1975
Sau hiệp định Genève 1954, miền Nam theo chế độ chính trị tam quyền: Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp. Dân chủ và tự do được tôn trọng,vì thế các hoạt động văn hoá nghệ thuật phát triển thuận lợi. Báo chí, nhà xuất bản, phòng trưng bày tranh, các salon văn nghệ, điện ảnh, kịch nghệ được tự do hoạt động và được nhà nước khuyến khích bằng những giải thưởng giá trị. Từ 1954 đến 1963 (nền Đệ nhất Cộng hòa do tổng thống Ngô Đình Diệm lãnh đạo) là giai đoạn huy hoàng của văn nghệ miền Nam. Chỉ trong chín năm, từ 1954 đến 1963, riêng lãnh vực mỹ thuật, miền Nam đã có hai trường Cao đẳng Mỹ thuật hoàn chỉnh (một cho Sài Gòn và các tỉnh lân cận, một cho Huế và khu vực miền Trung),một giải thưởng mỹ thuật cấp quốc gia hằng năm mang tên Hội họa Mùa xuân, và một triển lãm Mỹ thuật Quốc tế có tầm cỡ (1962). Ngoài ra, các hoạ sĩ miền Nam còn có nhiều cơ hội tham gia những triển lãm quốc tế lớn như các Biennale ở Paris, Venise, São Paulo, Tunis, và được tự do lập hội. Sài Gòn trước khi có Hội Họa sĩ Trẻ năm 1966 đã có Nghiệp đoàn Hội họa, một hội nghề nghiệp dành cho tất cả những ai họat động trong lãnh vực mỹ thuật. Riêng việc ra đời của Hội Họa sĩ Trẻ là một sự kiện có tính bước ngoặc cho giai đoạn phát triển sâu vào hội họa hiện đại của mỹ thuật miền Nam Việt Nam. Hầu như không có một trường phái hội họa nào đang là trào lưu của thế giới mà không được các họa sĩ trẻ miền Nam cập nhật và thử nghiệm. Và họ đã gặt hái được những thành tựu làm thay đổi chất lượng sáng tạo của mỹ thuật miền Nam: từ đơn điệu, đậm chất họa thuật trường qui sang phóng khóang, tự chủ, đầy cá tính, và tiên tiến. Năm 1972, Hiệp hội Nghệ sĩ Tạo hình Thế giới đã chọn triển lãm tác phẩm gốc của các danh họa hiện đại như Picasso, Miró, Max Ernst, Soulage tại Sài Gòn. Thành phố này bấy giờ thực sự là trung tâm mỹ thuật hiện đại của Việt Nam.
Sự lớn mạnh của hội họa miền Nam trong hai mươi năm (1954 – 1975) hoàn toàn hợp với qui luật phát triển,vì nó nhận được các điều kiện thuận lợi từ thể chế chính trị dân chủ cho đến nền kinh tế hưng thịnh, và một mặt bằng văn hoá, giáo dục tốt đẹp. Đó cũng là kết quả có tính tác động qua lại giữa ba khuynh hướng nghệ thuật: những nhà tiền phong (tự học hoặc từ bỏ trường quy), những người bảo thủ (đề cao trường quy),và những họa sĩ trẻ. Cần lưu ý là chính cuộc di cư năm 1954 của các văn nghệ sĩ Hà Nội đã đem một luồng gió mới cho sự phát triển văn hoá ở miền Nam nói chung và Sài Gòn nói riêng, trong đó hội hoạ hiện đại là một phần quan trọng của hiện tượng vừa nêu với sự đóng góp rất lớn của các hoạ sĩ hoạt động độc lập như Nguyễn Gia Trí, Tạ Tỵ, Văn Đen,Thái Tuấn, Ngọc Dũng, Duy Thanh, Vị Ý…
 Nguyễn Gia Trí, Thiếu nữ (chi tiết-sơn mài), 1944
    Tạ Tỵ, Khăn choàng (bột màu), 1956
Rất tiếc, chiến tranh đã càng ngày càng leo thang tại miền Nam từ sau ngày tổng thống Diệm bị một số tướng lãnh Sài Gòn lật đổ với sự hậu thuẫn của người Mỹ, khiến cho các hoạt động văn học nghệ thuật bị ảnh hưởng rõ rệt. Giải thưởng Hội hoạ Mùa xuân bị huỷ bỏ; một giải thưởng Văn học Nghệ thuật Tổng thống mang xu hướng bảo thủ ra đời.

II. Hậu quả chiến tranh đối với mỹ thuật Việt Nam
 1. Đối với miền Bắc
Vì theo đuổi học thuyết Hiện thực Xã hội Chủ nghĩa, hội họa miền Bắc đã hoàn toàn mất tính đa nguyên sáng tạo, tình cảm cá nhân của người vẽ bị đóng băng, máu nghệ sĩ bị thay thế bằng máu của người lính, màu sắc, bút cọ trở thành súng đạn, lấy đấu tranh làm hướng đi cho tác phẩm.
Sau khi hòa bình lập lại, vì bị cách ly và bị quản lý lâu ngày, họa sĩ miền Bắc có tâm lý xa lạ với thế giới, choáng ngợp với một rừng những sáng tạo mà nhân loại đã đi qua, nên nảy sinh tâm lý hoài nghi cái mới. Suốt ba mươi năm sau khi chiến tranh kết thúc, miền Bắc vẫn tiếp tục “ngăn sông cấm chợ” văn hóa, áp dụng đường lối quản lý nghệ sĩ trên diện rộng. Mỹ thuật Việt Nam đã trở nên tụt hậu, ngay chỉ so sánh với các nước Đông Nam Á hôm nay.
Chính sách văn hóa một chiều đã làm nảy sinh tại miền Bắc hai thực trạng mỹ thuật hiện nay: mỹ thuật tự do và mỹ thuật thương mại.
Dòng mỹ thuật tự do hình thành mang tính tự phát (không nằm trong chính sách “Đổi Mới”) và đến từ lớp họa sĩ trưởng thành vài năm trước và sau 1975. Nhờ không bị chai sạn như lớp nghệ sĩ đàn anh, các nghệ sĩ lớp sau sớm nhận ra sự cấp bách của việc thay đổi tư duy sáng tạo, phục hồi quyền độc lập suy cảm. Cảm hứng nghệ thuật của họ đến từ hai nguồn: thứ nhất, các bậc thầy hội hoạ miền Bắc có bản lãnh nghệ sĩ như Bùi Xuân Phái, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng, Dương Bích Liên; thứ hai, thành tựu mỹ thuật hiện đại mà các họa sĩ Sài Gòn tạo ra được dưới thời miền Nam Cộng hòa. Tiêu biểu nhất của dòng mỹ thuật tự do miền Bắc là sự ra đời của nhóm”Bè Lũ Năm Tên” (Gang of Five) với những Đặng Xuân Hòa, Trần Lương, Hà Trí Hiếu…
Ngược lại, dòng mỹ thuật thương mại là hệ lụy đối với một dân tộc bị chiến tranh và chủ nghĩa Cộng sản lấy đi tất cả. Hòa bình và kinh tế thị trường là cơ hội trả thù đời của những ai biết chớp thời cơ. Lớp họa sĩ này chiếm số đông, làm mọi cách để bán được tranh phục vụ thị hiếu du khách nước ngoài. Đây là nguồn tiêu thụ tranh giả, tranh chép, tranh nhái. Dòng mỹ thuật “thị trường” này đã làm nên nhà cao cửa rộng của nhiều họa sĩ nhưng đồng thời cũng đẩy nền mỹ thuật “chính thống” Việt Nam đi vào chỗ cạn kiệt trống rỗng như hôm nay.

2. Đối Với Miền Nam
Tất cả sinh họat mỹ thuật theo cách Sài Gòn đều phải dừng lại, nếu không muôn nói là phải hủy bỏ, kể từ ngày 30-4-1975. Nghệ sĩ phải “tự cải tạo” dưới chế độ mới, chế độ Xã hội Chủ nghĩa. Nhiều tác phẩm hội họa bị chế độ mới đốt bỏ hoặc đưa vào bộ sưu tập “tội ác Mỹ Ngụy”. Cá nhân tác giả có bốn bức tranh thuộc bộ sưu tập của cố tiến sĩ Nguyễn Xuân Oánh đã bị chính chủ nhân đốt bỏ vì sợ hãi vào những ngày đầu Sài Gòn sụp đổ. “Trên Vùng An Nghỉ”, đoạt giải thưởng Hội họa Mùa xuân năm 1964, là một trong những bức tranh xấu số ấy.
Trên Vùng An Nghỉ, Trịnh Cung, 1962
Nhiều họa sĩ trẻ tài năng hàng đầu của hội họa Sài Gòn như Nguyễn Trung, Nguyên Khai… đã từ bỏ dòng tranh lãng mạn hiện đại để vẽ những tranh ca tụng Thanh niên Xung phong, bộ đội, công nhân theo chỉ đạo của chính quyền mới. Ngược lại, hơn phân nửa số họa sĩ tài năng không chấp nhận sự tước đoạt quyền tự do sáng tạo đã không tham gia họat động của Hội Mỹ thuật nhà nước, tiếp tục sáng tác độc lập hoặc tìm đuờng vượt thoát đến các nước tự do.
Hậu quả chiến tranh đối với mỹ thuật miền Nam rất nặng nề. Nó không chỉ làm sụp đổ lâu đài nghệ thuật hiện đại đang trên đường hoàn thành, mà còn thủ tiêu ý thức tự do sáng tạo của giới nghệ sĩ miền Nam. Đây là một thành công của chế độ mới. Góp phần vào sự thành công đó có phần hèn nhác của một số nghệ sĩ, họ đã giúp các nhà quản lý đóng nắp quan tài cho sáng tạo nghệ thuật của Sài Gòn nói riêng và Việt Nam nói chung.
Sài Gòn, 2008

“Nghệ Thuật Tạo Hình Việt Nam Hiện Đại”       



ghi nhận

Đây là một quyển sách đồ sộ về hình thức cũng như nội dung, nhận đinh về hội họa và điêu khắc từ khi Việt Nam bắt đầu mở trường Mỹ Thuật Đông Dương tại Hà Nội năm 1924 cho tới nay. Tác giả là Huỳnh Hữu Ủy nhà nghiên cứu hội họa, tên tuổi của ông từ lâu đã gắn liền với hội họa tại Miền Nam trong thời gian đất nước chia cắt. Sau 1975 mặc dù ông không tham gia viết lách nhận định hội họa trên báo chí, nhưng ông đã âm thầm làm việc nầy. Sau khi ra hải ngoại ông tiếp tục con đường của ông đã chọn và ông thanh thản từng bước đi vững chắc, chín chắn nhìn nền hội họa nước nhà một cách sắc bén và theo tôi chỉ có ông mới có thẩm quyền nhận xét về nến Hội Họa Viết Nam vì ròng rã mấy chục năm ông đã nghiên cứu, truy cập, một cách tỉ mỉ. Tôi là một người không biết về hội họa, nhưng khi đọc quyễn sách nậy tôi bắt đầu thấy say mê, hướng dẫn cho tôi cách nhìn về những tác giả mà tài năng của họ lẫy lừng bấy lâu nay,. cũng như những tên tuổi mà tôi chưa từng nghe thấy.

Để mô tả về sinh hoạt hội họa của Sài Gòn sống trong tự do. Huỳnh Hữu Ủy nhận định như sau: “…Những năm giữa thập niên 1950 kéo dài đến đầu 1960, không khí văn học nghệ thuật ở Sài Gòn như hừng hực những ánh lửa kêu đòi đổi mới, khao khát sáng tạo. Làm mới, làm mới, phải bước qua những trang đời đã quá nhạt nhòa cũ kỹ không còn thể nào chịu nổi nữa. Trước vận hội đầy hứa hẹn của đất nước trẻ trung vừa vươn mình đứng dậy, sức sống sáng tạo thực sự bùng nổ. Sài Gòn đã có những tiếng nói rất mới, đầy âm vang  mạnh mẽ và vô cùng thiết tha, ví  dụ là những Duy Thanh, Thanh Tâm Tuyền, Ngọc Dũng , Thái Tuấn, Quách Thoại.”(1)

Trong sự khao khát đó, một số nghệ sĩ từ miền Bắc di cư vào họ mang trong lòng một chút phiêu lưu lại gặp một Miền Nam tự do, phóng khoán, họ hội nhập một cách thoải mái. Tài năng của họ được nở rộ. Họ là những người tiên phong cho nền nghệ thuật nước nhà mang sắc màu đổi mới. Đến giữa thập niên 60 đến 70, theo sau họ là những nghệ sĩ xuất thân từ hai trường Mỹ Thuật Huế và Sài Gòn còn rất trẻ, nô nức và hăm hở hội nhập nhanh chóng vào nền hội họa Việt Nam bắng những bức phá và cải cánh, sắc màu trở nên táo bạo, theo Huỳnh Hữu Ủy: “…phải kể đến những khuôn mặt quy tụ chung quanh nhóm nghệ thuật tiền phong của Sài Gòn là HỘI HỌA SĨ TRẺ VIỆT NAM.”(2)

Từ trong NGHỆ THUẬT  TẠO HÌNH VIỆT NAM HIỆN ĐẠI, ta mới biết được lịch sử hội họa Việt Nam, những nghệ sĩ tiếng tăm, những bức tranh làm say mê giới thưởng ngoạn một thời. Những họa sĩ như Duy Thanh, Ngọc Dũng, Tạ Tỵ, Duy Liêm, Thái Tuấn, Ngô Viết Thụ là những cây cổ thụ của hội họa Miền Nam, là những người tiên phong trong ngành hôi họa của Miền Nam còn son trẻ. Chúng ta cũng được biết tên tuổi của Nguyễn Gia Trí, Lê Văn Đệ, Nguyễn Khoa Toàn, Nguyễn Anh, Nguyễn Siêu, Trần Văn Thọ, Tú Duyên, Trần Đắc, Lê Văn Bình, Trọng Nội v.v…những họa sĩ tài danh của hội họa Việt Nam của thời kỳ tiền chiến. Đọc “Nghệ Thuật Tạo Hình Việt Nam Hiện Đại” ta tường lãm thêm được những khuynh hướng, trào lưu của những họa sĩ đeo đuổi trong sinh hoạt hội họa của họ.

Trước đây chúng ta đã nghe nói về HỘI HỌA SĨ TRỂ VIỆT NAM. Vì chúng ta không sinh hoạt trong hội họa, vì chúng ta ít quan tâm đến hội họa, vì chúng ta đến với hội họa chỉ cởi ngựa xem hoa, nên không biết rỏ về “Hội Họa Sĩ Trẻ Việt Nam”. Thì đây, Huỳnh Hữu Ủy cho chúng ta biết về lý do, về sự cần thiết, trong một giai đoạn mà những thao thức, những đòi hỏi, mà hội nầy quy tụ một số họa sĩ tài năng để đưa nền hội họa đến tầm cỡ mà mọi người phải quan tâm:“ Đề cập đến nghệ thuật tạo hình Sài Gòn của những năm 60 và 70 trên bối cảnh chung là tất cả nền nghệ thuật có từ trước cùng với lớp họa sĩ đứng tuổi, kỳ cựu, phải nhắc đến những nghệ sĩ, điêu khắc gia quy tụ chung quanh Hội Họa Sĩ Trẻ Việt Nam, có thể nhìn nhận họ là những đại biểu đặc sắc nhất của giai đoạn lịch sử mỹ thuật của Sài Gòn và miền Nam trước đây. Góp phần xây dựng nền hội họa hiện đại, chúng ta đã đề cập đến Tạ Tỵ, Thái Tuấn, Duy Thanh, Ngọc Dũng,  và phải kể tiếp theo các tên tuổi như : Cù Nguyễn, Rừng, Nghiêu Đề, Đỗ Quang Em, Nguyễn Trung, Mai Chững, Dương văn Hùng, Trịnh Cung, Nguyễn Phước, Hồ Thành Đức, Nguyễn Lâm, Lê Tài Điển, Nguyên Khai, Hồ Hữu Thủ, Nghy Cao Uyên, Nguyễn Đồng. Đây là những nghệ sĩ trẻ say mê với nghệ thuật có tài hoa bẩm sinh, cộng thêm vào đó là nhiều suy nghĩ, tìm kiếm, những nghiên cứu thấu đáo ngôn ngữ tạo hình của thời đại. Sau vài cộng tác với nhau, đã phát biểu có chất lượng trong nghệ thuật tạo hình, họ cũng tự thấy là cần phải làm việc nhiều hơn, đào sâu kỹ thuật và tư tưởng, tiến về phía quảng đại quần chúng, và nhất là phải biết đặt mình trong tình cảnh của đất nước khổ đau và hùng tráng, để tìm một ngôn ngữ riêng của hội họa Việt Nam. Thái độ đó tỏ rõ rằng họ có một lập trường dân tộc tiến bộ nhưng không hẹp hòi mà cùng lúc cũng đặt mình trong tiếng nói tạo hình chung của nhân loại…”(3)

Hoặc  một nhận định hoàn toàn xác thực về “Hội Họa Sĩ Trẻ Việt Nam”:

“Hai mươi năm hội họa Miền Nam 1964 – 1975, đó là một chuyển động liền mạch nhưng mang nhiều tính bức phá và bùng nổ, cho nên từ nhóm Sáng Tạo, nền nghệ thuật ấy đã chuyển động mạnh với sự xuất hiện của các  khuôn mặt trong nhóm Hội Họa Sĩ Trẻ Việt Nam. Chúng ta có thể khẳng định rằng nền nghệ thuật ấy, tuy chỉ ngắn ngủi trong vòng 20 năm, cũng đã thành hình và trở thành một giai đoạn mỹ thuật khá đặc biệt, rất quan trọng trong lịch sử mỹ thuật chung của toàn bộ đất nước”.(4)

Việc làm của Huỳnh Hữu Ủy trong hội họa cũng tương tự như Võ Phiến trong văn chương, ngồi lượm lặt từng tác phẩm, từng tác giả để tạo dựng lại một sinh hoạt văn hóa của Miền Nam từ 1954 đến 1975. Vì tất cả những gì trong 20 năm đó tại Miền Nam, những người thắng trận phương bắc đã xóa sạch không còn gốc tích. Họ chỉ đưa ra những tác phẩm tuyên truyền trong chiến tranh không có một chút nghệ thuật hay văn hóa, vì tất cả thứ nầy dưới sự chỉ đạo của guồng máy cai trị, phụng sự cho chính trị. Khi đặt văn hóa nghệ thuật của Việt Nam trong 20 năm chiến tranh, thì chỉ có Miền Nam sống trong tự do nên văn hóa nghệ thuật mới đúng nghĩa nhất. Thế nhưng tại Việt Nam hiện nay không thể tìm lại những gì đã mất vì đã bị hủy diệt một cách thô bạo sau khi Sài Gòn thất thủ. Công lao của Huỳnh Hữu Ủy và Võ Phiến hiện nay rất to lớn đối với những người sau nầy đi tìm những chứng tích văn hóa nghệ thuật của Miền Nam trong thời chiến tranh. Hai ông đã tìm được tài liệu gần như đầy đủ và tái xây dựng lại một cách hệ thống để người sau dễ dàng trong việc nghiên cứu.

Hội VAALA nơi bảo trợ in tập sách”Nghệ Thuật Tạo Hình Việt Nam Hiện Đại” của Huỳnh Hữu Ủy có một tham vọng lớn hơn là sẽ in tập sách nầy bằng Anh ngữ, do Trần Thiện Huy (một thành viên của Ban Biên Tập tạp chí Da Màu) lãnh nhiệm vụ dịch thuật. Để giới thiệu nghệ thuật tạo hình Việt Nam với những người ngoại quốc muốn tìm tòi về hội họa. Vì hiện nay trong các thư viện tại Mỹ người ta chỉ thấy sách về hội họa của Hà Nội, giới thiệu về hội họa của họ rất nghèo nàn, thiếu tính nghệ thuật. Tập sách của Huỳnh Hữu Ủy đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu về hội họa đa dạng của Việt Nam. Và cũng để giới thiệu cho giới trẻ Việt Nam biết về hội họa của nước mình một cách tường tận, biết lịch sử hôi họa từ phôi thai cho đến hiện tại.

Lời phát biểu của Ann Phong trong ngày khai mạc phòng tranh tại Houston 21tháng 8 năm 2010 thì đây là quyển sách cần thiết cho những người muốn tìm hiểu về hội họa Miền Nam từ 1954 đến 1975. Trong các thư viện của Mỹ và trên thế giới khi tìm hiểu hội họa Việt Nam, người ta chỉ đọc những sách xuất bản từ Hà Nội và những bức tranh đượm chất tuyên truyền của miền Bắc. Chúng ta không tìm thấy một quyển sách nào đề cập đến nền hội họa của Miền Nam trước đây. Thực chất hội họa miền Nam mới phô bày được tính nghệ thuật, chất lượng, phóng khoáng, tài hoa của người nghệ sĩ và mới đích thực tiêu biểu cho nền hội họa chung của dân tộc. Công lao của Huỳnh Hữu Ủy tìm tòi nghiên cứu gần một đời người về hội họa, thì hội họa miền Nam chiếm một phần rất lớn trong đó.

Việc làm của Huỳnh Hữu Ủy có một sự hy sinh to lớn cho hội họa, mang lại một giá trị vô biên cho hội họa Việt Nam. Công lao của Huỳnh Hữu Ủy đối với các thế hệ sau thật quý giá và đó cũng là công ơn của ông đối với các họa sĩ quá vãng cũng như đương thời mà sự nghiệp của họ  sẽ bị mai một, quên lãng nếu không kịp thời được Huỳnh Hữu Ủy ghi lại trong sách. Vì cho đến bây giờ vẫn chưa thấy ai làm chuyện đó. Mà nếu có ai đó làm việc nầy thì cũng không đủ tài liệu, không đủ bằng chứng như Huỳnh Hữu Ủy đã tích lũy mấy chục năm nay. Cho nên chúng ta phải nhìn nhận tập “Nghệ Thuật Tạo Hình Việt Nam Hiện Đại” có một giá trị to lớn, đã ghi lại các khuynh hướng, các trào lưu hội họa Việt Nam đầy đủ nhất từ khi phôi thai cho đến nay. Giúp cho sự nghiên cứu hội họa Việt Nam sau nầy dễ dàng và chính xác./.

Phan Xuân Sinh
Ngày đăng: 20.07.2012

Phỏng vấn các Họa sĩ

 NGUIỄN NGU Í thực hiện




Họa sĩ LƯU ĐÌNH KHẢI


Sanh ngày 12-4-1910 tại làng Phước Lợi (Chợ Lớn).

Tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khóa thứ ba, tháng 6 năm 1933.

Giáo sư Hội họa Trung học Pétrus Ký (26-10-1933).

Giáo sư trường Mỹ thuật thực hành Gia Định.

Hiện là Hiệu trưởng trường Trang trí mỹ nghệ Gia Định từ năm 1961.

Huy chương Monisaraphon: 1-3-1944.

Hàn lâm bội tinh 23-6-1952.

Phần phỏng vấn của Nguiễn Ngu Í


Nguiễn Ngu Í: Theo ý ông thì Hội họa ngày nay ở Việt Nam có những xu hướng nào đáng kể nhất và riêng ông đã ngả về xu hướng nào hay tự tìm lây một đường lối riêng biệt?

Hiện nay Hội họa Việt Nam có rất nhiều xu hướng hay nói cho đúng hơn nữa là các nước Âu Mỹ có phái nào thì chúng ta có phái ấy, nhưng tất cả đều ở trong thời kỳ ấu trĩ và không có xu hướng nào được phát triển mạnh hay được giới thưởng ngoạn đặc biệt chú ý.

Riêng tôi, từ trước đến nay vẫn theo xu hướng cổ điển và Tân cổ điển. Nói thế không phải là chối bỏ những xu hướng khác mà chính tôi vẫn luôn luôn tìm tòi những điều hay lạ của nhiều phái mới và cũng nhìn nhận là nó có cái đẹp riêng của nó.

Nguiễn Ngu Í: Nếu có người cho rằng hội họa phải có dân tộc tính thì có người cho rằng hội họa cần phải được quốc tế hóa. Theo ý ông hai lập luận trên đây có trái nghịch nhau không và ông có nghiêng về lập luận nào không?

Tôi cho là hai lập luận trên gây không có gì đối chọi vì tôi nghĩ rằng hiện nay hội họa Âu châu gần như không còn có biên giới nữa. Các họa sĩ Âu châu đã đi lần đến chỗ cùng có một tư tưởng cũng như lối "vẽ" phảng phất giống nhau. Điều này đã lan tràn đến Bắc Mỹ và hiện nay lấn dần xuống các Quốc gia miền Bắc Nam Mỹ. Phải chăng vì ở những nơi này phương tiện giao thông được mau chóng và dễ dàng nên họa sĩ có nhiều dịp gần gũi nhau, cùng trao đổi kinh nghiệm, tư tưởng như người cùng trong một xứ. Tôi chắc rồi đây không sớm rồi muộn nó sẽ lan tràn đến Việt Nam và các nước Á Châu khác như nhạc Roch, Twiss vậy. Việc này cũng không có gì lạ vì mỗi thế hệ người ta quan niệm cái đẹp một khác nhau. Thí dụ như trước đây 40 năm người ta cho một cô gái đẹp cần phải có gương mặt tròn như trăng rằm, tóc dài chấm gót, dáng đi yểu điệu, da trắng như dồi phấn, sau đó chừng mười năm thì phải có gương mặt trái xoan v.v. và đến bây giờ thì như sao chúng ta cũng đã hiểu. Các nước Âu châu họ không nói đến Dân tộc tính nữa mà gọi nó là Địa phương hóa Hội họa. Trong kỳ Triển lãm Quốc tế tại vườn Tao Đàn vừa qua, khi xem tranh Nhật Bản ta có đoán nổi là của Nhật hay không, nếu không có bảng ghi tên Quốc gia treo trước gian phòng của nó? Cũng có một vài nước còn giữ đôi chút màu sắc riêng biệt của xứ sở như Mã Lai, Pháp, Nam Dương nhưng rất ít, ít cho đến nỗi phải tinh mắt lắm mới nhận ra. Tôi cho là Dân tộc tính hay Quốc tế hóa là điều không mấy quan trọng miễn là Họa sĩ Việt Nam tiến mạnh và giữ được chỗ đứng ngang hàng với các hoạ sĩ năm châu.

Tôi e rằng sau này dù không muốn Quốc tế hóa Hội họa có lẽ ta cũng không cưỡng nổi đà tiến của nó và việc bảo tồn Dân tộc tính sẽ là điều hết sức mong manh như ngọn đèn trước gió bão. Theo tôi vấn đề tối cần là Họa sĩ Việt Nam đừng để mất tinh thần dân tộc.

Nguiễn Ngu Í: Xin ông cho biết những công trình tìm kiếm và những kết quả của ông trên địa hạt Hội họa?

Về công trình tìm kiếm của tôi và những kết quả trên địa hạt Hội họa thì thật không có gì đáng kể. Mà có tìm ra được cái hay, lạ, tôi đã phổ biến cho anh em và các sinh viên ở trướng cùng hưởng chung chứ không khư khư giữ riêng cho mình.

Công việc nhà trường có làm trở ngại cho việc sáng tác của ông không?

Tôi đã mất rất nhiều thì giờ cho công việc nhà trường nhưng không vì thế mà tôi ngưng sáng tác. Hiện nay tôi đã vẽ được ít nhiều tranh và vẫn luôn luôn coi việc sáng tác là môn giải trí mà tôi say mê và thích thú nhất.>/p> 

Nguiễn Ngu Í: Xin ông cho biết ý kiến về một vài xu hướng như xu hướng Trừu tượng chẳng hạn.

Như tôi đã nói trên, xu hướng nào cũng có cái hay cái lạ riêng của nó. Tôi đã cố tìm hiểu về loại tranh này và cũng hiểu được chút ít. Từ xưa đến nay phần nhiều tranh Việt Nam ta có những đề tài rõ ràng như những tuồng hát thường vào những hồi kết cuộc, lúc nào Trung cũng thắng Nịnh, Chính nghĩa diệt Bạo tàn, người ngay thắng kẻ gian. Phải chăng lối dàn xếp, bố cục này đã quá quen thuộc với quần chúng rồi cho nên trong mấy năm gần đây có nhiều tuồng hát, phim hay đã "vãn" vào lúc mình không thể biết trước được và bắt khán giả khi ra về vẫn còn nhiều suy nghĩ. Người ta cho nó hay, vì đạo diễn biết ngừng đúng lúc. Tôi cho tranh trừu tượng cũng bắt chước na ná giống như thế: màu sắc lối bố cục trong tranh đều mang nặng tính chất "khó hiểu" và đề tài chính như ẩn nấp dưới lớp sơn dày. Với bao nhiêu đó tranh trừu tượng đã buộc người thưởng ngoạn phải tìm tòi, suy nghĩ nhiều để cố hiểu Họa sĩ muốn diễn tả cái gì nhưng sợ điều nói trên không có mấy ai thành công được nếu tranh không có tựa.

Căn cứ vào sự hăng say sáng tác của tất cả anh em Họa sĩ Việt Nam, tinh thần chăm chỉ, cố gắng học hành của các em sinh viên, sự nâng đỡ thiết thực của chính phủ, báo chí và giới thưởng ngoạn, tôi tin rằng ngành Hội họa Việt Nam sẽ tiến mạnh không kém một quốc gia Âu Á nào trên thế giới và sẽ có nhiều Họa phẩm giá trị làm rạng danh cho xứ sở.


Họa sĩ LÊ YÊN


Tên thật: Lê Yên.
Sinh năm 1913 tại Hà Nội, tốt nghiệp Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương năm 1937.
Từng tham dự nhiều cuộc triển lãm ở ngoại quốc (Paris, San Francisco), và nhận được nhiều huy chương Quốc tế.
Vào Nam năm 1953. Đã làm việc và dạy tại trường Cao đẳng Mỹ thuật Hà Nội, trường quốc học Vinh, trường Khải Định, Đồng Khánh, Kỹ thuật và Cao đẳng Mỹ thuật ở Huế.
Tôi vào trường Mỹ thuật Huế hiện đã dời vào trong Hà Nội, nhưng không gặp thầy Lê Yên mà lại gặp trò Đinh Cường. Cường bảo tôi: có lẽ giờ này thầy đang dạy ở trường Trung học Kỹ thuật.
Chúng tôi dạo quanh một vòng, nói chuyện về cuộc Triển lãm Quốc tế vừa rồi ở Sài Gòn, đặc biệt là về những nhận xét của Tạ Tỵ và Thái Tuấn về cuộc triển lãm này, rồi kéo xuống nhà của thầy ở mãi gần cuối đường Minh Mạng trong một khu vườn u tịch, phía trước có một cái hồ sen.

Trong khi đợi thầy đang bận bữa cơn trưa để kip đi dạy vào lúc 2 giờ chiều, chúng tôi ngồi nghe chim hót (vì phòng khách - và đồng thời cũng là phòng ngủ của Lê Yên tiên sinh - có một cái chuồng chim khá lớn nuôi đủ các thứ chim hót khá hay) và xem mấy bức tĩnh vật treo rải rác đây đó trong phòng có lẽ không phải vì mục đích mỹ thuật mà vì để cho những bức tường đỡ trống trải.

Phần phỏng vấn của Nguiễn Ngu Í


Nguiễn Ngu Í: Tại sao trong gần mười năm nay, anh không vẽ nữa mà chỉ dạy cho người khác vẽ?
Câu hỏi như có vẻ "xúc phạm" đến lòng tự ái của một nghệ sĩ, anh vội vàng thanh minh và giải thích:
Anh nghĩ tôi còn có thì giờ đâu nữa để mà vẽ!? Hết Kỹ thuật đến Mỹ thuật, hết Mỹ thuật lại chạy sang Kỹ thuật; về đến nhà thì bổn phận đối với con cái. Ngay cả những cuộc phỏng vấn từ bên Pháp gởi sang đã lâu mà tôi cũng chỉ trả lời được một vụ, với những lời lẽ vắn tắt. Nhưng bắt đầu hè này tôi sẽ cố gắng thu xếp để có thì giờ sáng tác.

Nguiễn Ngu Í: Theo anh thì nàng Mỹ thuật Việt Nam trong nhữntq năm gần đây như thế nào? Còn duyên hay hết duyên? Có còn quyến rũ anh như hồi mới ra trường cách đây vài ba mươi năm nữa không?
Nàng Mỹ thuật của chúng ta trong những năm gần đây muốn ngã theo những chiều hướng mới cho sát hợp với những thị hiếu quốc tế và dường như xa rời cái cốt cách và ban sắc dân tộc. Điều này không có gì khó hiểu. Nó như nhiều người trẻ tuổi hôm nay bắt chước thanh niên nước ngoài mặc áo chim cò, mặc quần gin, nhưng vẫn không thiếu những người đứng đắn, một mặt muốn khai phóng, nhưng một mặt vẫn cố gìn giữ những đường nét và màu sắc dân tộc.

Nguiễn Ngu Í: Đặc biệt trong bốn năm dạy ở trường Mỹ thuật Huế, anh thấy có xu hướng nào phát triển mạnh mẽ nhất?
Anh không trả lời thẳng câu hỏi nhưng anh nói về quan niệm đi dạy của anh:
Có người bắt sinh viên hội họa phải nhất luận làm đúng theo những điều họ dạy, họ bảo. Tôi thì không. Nghệ thuật ẩn náu trong lòng mỗi người chứ không phải có thể viện trợ từ bên ngoài vào. Giáo sư giúp cho những nghệ sĩ tương lai những kiến thức, những kinh nghiệm, những ỹ thuật thông thường để họ có thể đốt giai đoạn mà đi sâu vào lòng họ và đi sâu vào thiên nhiên một cách mau chóng và dễ dàng, đỡ phải mò mẫm những điều mà những người đi trước đã mò mẫm và nay đã có thể tổng kết lại thành những kinh nghiệm, những công thức, nguyên tắc. Tôi tin trong địa hạt khoa học e chắc cũng vậy.

Họa sĩ VĂN ĐEN


Tên thật: Dương Văn Đen
Sanh ngày 21-10-1919 tại làng Hòa Thinh, quận Cầu Kè, tỉnh Cần Thơ (Nam Việt).
Tự học vẽ từ l921. Năm 1950 qua Pháp với phương tiện riêng, để học hỏi thêm (dự thính trường Cao đẳng Mỹ thuật Quốc gia), đến 1953 trở về nước.
Đã triển lãm ở Pháp 2 kỳ: 1952 ở Galerie de Conti và 1953 ở xóm La Tinh và ở trong nước tại rạp hát Tây 3 kỳ: 1953, 1954, 1955.
Tại Atelier de Arts Francais: 1956, tại Pháp văn Đồng Minh Hội 1 kỳ: 1958, tại phòng Thông tin Đô thành (chung với các họa sĩ khác, 5 kỳ) và riêng (1961).
Đã được thưởng: huy chương vàng (triển lãm hội họa mùa Xuân 1960).
Đã ở trong ban Giám khảo cuộc tuyển lựa tranh để triển lãm hội họa muà Xuân năm 1961 và l962; và ở trong ban tuyển trạch tranh gởi đi ngoại quốc do Nha Mỹ thuật Học vụ tổ chức(1958, 1959, 1960, 1961).

Nước Việt Nam ta hấp thụ văn minh Á và Âu. Về phương diện hội họa, có hai xu hướng Đông phương và Tây phương. Trong xu hướng Đông phương họa sĩ sáng tác theo cổ truyền, với những phương tiện và cách diễn tả Á Đông tính: giấy bản, lụa, khắc gỗ, đường nét, hình thể, sắc thái có tính cách biểu tượng. Trong xu hướng Tây phương, có rất nhiều họa phái thực, siêu tả chân, lập thể, trừu tượng nghĩa là các họa phái đã có hay đang có ở các nước tiên tiến Á và Âu, xu hướng Tây phương có phần lấn át xu hướng Đông phương vì giới họa sĩ Việt Nam theo đà tiến hóa quốc tế. Nhận thức rằng dân tộc tính không phải chỉ vẽ trên lụa hay trên giấy bản, chỉ dùng những phương tiện cổ truyền, họa sĩ Việt Nam, những người có thiện chí cố tìm tòi, khai thác các nguyên liệu quốc tế là sơn dầu. Dùng nguyên liệu này cùng những nguyên liệu Tây phương để diễn đạt được tư tưởng mình hay tư tưởng Á Đông, đó là một công trình. Mặc Âu phục không phải là Tây, dùng nguyên liệu của người để làm của mình, đó mới đáng kể. Riêng về tôi, từ ngót mười năm nay, vẫn dùng lối ấn tượng để diễn tả tâm trạng mình hay đặc tính dân tộc Á Đông. Chuyển màu, biến nét, phá thể, là cốt để đi đến mục đích trên. Tôi có màu sắc riêng biệt, lối diễn tả riêng biệt. Tôi không biết phải liệt tôi vào họa phái nào. Ngày sau, phê bình gia đặt cho lối vẽ tôi danh từ nào cũng được.

Dù muốn hay không, phần lớn họa sĩ Việt Nam đã theo đà tiến triển quốc tế. Như thế là có ý niệm quốc tế hóa họa phẩm nước nhà. Quốc tế hóa không phải khư khư theo đường lối của người nhưng cố giữ vững tinh thần dân tộc. Dân tộc tính ở chỗ nào? Không phải chỉ vẽ cái nhà lá, thửa ruộng, cây dừa, cành tre, v.v Dân tộc tính phảng phất trên toàn diện bức tranh, dầu với đề tài nào. Nó như là không khí trời Đông mà ta thở, khác với không khí trời Âu. Như thế, quốc tế hóa họa phẩm nước nhà mà vẫn giữ dân tộc tính. Hai quan niệm đi song nhau, nương tựa nhau để bảo vệ cái vốn liếng tinh thần dân tộc vô cùng quý báu.

Tiện đây, tôi xin kể anh nghe ví dụ sau đây:
Một nhà sưu tập tranh, người Mỹ, có ghé thăm tôi tại xưởng vẽ. Ông ta lựa mua vài bức và nói với tôi: "Tôi sở dĩ chọn những bức này vì nó có tính cách chung. Người xem bất cứ ở nước nào cũng hiểu được, cũng thấy thích thú, như bức ông vẽ hình, vật đây chẳng hạn. Người tinh ý sẽ thấy trong nét vẽ của ông cái riêng biệt của dân tộc ông. Còn như những bức vẽ cách sinh hoạt, nhà cửa đặc biệt ở đất nước ông, thì khó cho người nước ngoài cảm thông".

Ý kiến của nhà sưu tập tranh này làm tôi nhớ đến một người bạn họa sĩ Ấn Độ tôi quen lúc ở Pháp - Anh họa một phụ nữ Pháp, nhìn thì ai cũng biết đó là một phụ nữ Pháp, nhưng xét kỹ, thì thấy rằng không phải do một họa sĩ Tây phương họa; cũng như khi anh vẽ cảnh vật ở Paris, không ai lầm đó là cảnh vật nơi nào khác, song trong toàn thể bức tranh, phảng phất cái gì của Ấn.
Vậy thì chẳng phải dùng những kỹ thuật riêng của dân tộc mình theo, vẽ những người, những vật, những cảnh chỉ có dân tộc mình có, là đem dân tộc tính mình vào hội họa.

Từ khi bước chân vào ngành hội họa đến giờ, lúc nào tôi cũng tìm kiếm, và ít khi được vừa ý. Lúc nào tôi cũng cảm thấy còn khám phá được cái gì hay hơn trong những ống màu, trong nét cọ hay nhát dao. Đối với tôi, cái hay cái đẹp của một bức tranh không cần ở trong tiểu xảo, mà ở lối diễn tả cho sống và mạnh. Đường nét linh hoạt, màu sắc hòa hợp chặt chẽ, bố cục vững vàng; tất cả phải cùng hòa nhau như một hợp tấu. Tôi thích những màu mạnh, tương phản mạnh nên tôi tìm tòi mãi trong màu sắc và gặt hái được một ít kết quả.
Những kết quả đó biểu hiện trên một vài bức tranh như "Tà dương", "Tự họa", "Thổi chai", "Trâu". Trong bức "Tà dương" tôi mượn đề tài hết sức đơn giản: một cánh đồng vắng chìm trong ánh chiều tà. Màu đỏ bầm hợp với những mây vàng úa nhấn sâu cái vệt đen ở chân trời, nói lên được cái gì trầm lặng, huyền bí và cái sức mạnh bị chứa đựng.

Hội họa Việt Nam không còn ở thời kỳ phôi thai, nó còn có phần trưởng thành. Số đông họa sĩ sáng tác trong những hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn và muốn bán được, lắm lúc phải chiều theo thị hiếu của người. Vì thế, sự sáng tác bị suy giảm. Dân chúng khởi sự thích, xem tranh, phê bình tranh. Ước mong với những cuộc triển lãm liên tiếp, sự tận tâm của giới hữu trách trong việc phổ biến hội họa và nâng đỡ họa sĩ, hội họa được chú ý đến nhiều hơn nữa và trong một thời gian, hội họa được đánh giá đúng.



Họa sĩ TÚ DUYÊN


Tên thật: Nguyễn Văn Duyến.
Sanh ngày 20-12-1919 tại làng Bát Tràng, tỉnh Bắc Ninh (Bắc Việt).
Học dở dang trường Cao đẳng Mỹ thuật Hà Nội (cùng một lớp với: Nguyễn Huyến, Văn Giáo, Nguyễn Sĩ Ngọc, Nguyễn Thị Kim).
Từ giã trường, mở ngay phòng vẽ tại Hà Nội.
Được một năm thì vô Nam vì tính thích đi xa. Mở phòng vẽ ở đường Lagrandière (bây giờ là Gia Long).
Đã chọn từ lâu ngành Thủ ấn họa, và từng phụ làm thủ ấn với họa sĩ Nguyễn Văn Tị.
Miệt mài mãi, năm 1943 mới thành công.
Đã triển lãm ở: Sài Gòn và Đà Lạt (1953), Hà Nội và Hải Phòng (1954), Sài Gòn (1956), Huế, Đà Nẵng và Nha Trang (1958), Sài Gòn (1960), Đà Lạt (1962).
Đã tham dự các cuộc triển lãm ở: Nhật Bổn, Mã Lai và Mỹ Quốc.
Đã nói chuyện về Thủ ấn họa tại: Sài Gòn (1956), Huế (1958), Nha Trang (1958), Đà Lạt(1962).
Đã được giải thưởng: Tuần lễ văn nghệ (1955), Tết Cộng hòa (1956), Triển lãm mùa Xuân(1960).

Phần phỏng vấn của Nguiễn Ngu Í


Có phải anh là người tiền phong trong ngành Thủ ấn họa?
Anh gật đầu:
- Thủ ấn họa là một ngành mới trong hội họa nước nhà. Mới, nhưng mầm móng đã có từ trước. Anh cho phép tôi dài dòng một chút.
"Ta từ xưa có phương pháp mộc bản, dựa theo cách thức của Tàu. Ở Bắc Việt có làng Hồ là nơi sản xuất loại tranh Tết bình dân, người ta dùng mo cau phết mực trên bản khắc gỗ rồi ấn trên giấy. Có một dạo, trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông dương ở Hà Nội đã thử dung hòa kỹ thuật cổ truyền với đề tài mới mẻ".

Tôi vội ngắt lời anh:
Có phải những bức tranh khắc bản gỗ minh họa một số cảnh, người trong Kiều in trong tập Văn Họa kỷ niệm Nguyễn Du xuất bản năm 1942 là những thí nghiệm của họ?
- Phải. Chính các anh Nguyễn Gia Trí, Lương Xuân Nhị, Nguyễn Tường Lân, Nguyễn Đỗ Cung, Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Phạm Hầu, Lê Văn Đệ, Tôn Thất Đào, Nguyễn Văn Tị, Lưu Văn Sìn, mười một anh này đã tự tay khắc lấy bản gỗ, tự pha lấy màu và tự in ra.

Còn phương pháp của anh có gì khác?
- Tôi dung hòa lối của ta với lối nước người, chế ra lối thủ ấn họa của mình. Thay vì một bản khắc chỉ được một màu, tôi có thể dùng nhiều màu trên một bản gỗ. Ngoài ra, còn thêm dụng công: tôi dùng những ngón tay để làm bút tô màu lên bản gỗ.

Anh thành công năm nào?
- Miệt mài mãi, đến năm 1943, tôi mới tạm cho mình thành công phần nào, với tác phẩm đầu tay, đó là bức tranh thủ ấn "Phan Thanh Giản".

Họa phẩm này có được hoan nghênh không anh?
- Tôi không dám nói là đã được hoan nghênh, nhưng nó đã được các báo mười chín năm về trước để ý, giới thiệu với đồng bào và khuyến khích tôi. Tôi còn nhớ có ba tờ báo thời ấy đã đặc biệt tỏ cảm tình với việc tôi theo đuổi, đó là tờ "Thể thao Đông Dương", tờ "Thanh Niên", và một tờ báo Pháp, tờ "I'Impartial".

Còn các người trong nghề?
- Tôi cũng đã được nhiều vị giáo sư hội họa nâng đỡ, khuyến khích, và kỹ thuật thủ ấn họa của tôi cũng có phần cải tiến, song như anh biết, nghệ thuật thì vô biên, mà tài sức mình thì có hạn.

Thế thì anh có mong gì chăng với lối đi riêng biệt của anh?
- Tôi chỉ mong có một điều, là nghệ thuật thuần túy Việt này sẽ được vang dội quốc tế.
Anh nhìn ra cửa sổ.
- Hội họa nước nhà hiện có tiến triển, nhưng chưa được tiến triển mấy. Cho nên tôi mong có nhiều nhà phê bình về hội họa tiếp tay với chúng tôi. Tôi lại còn mong các vị Mạnh Thường Quân, các nhà "lái tranh" biết "khai thác" họa sĩ cũng như tác phẩm của họ để những người chân thành quyết sống chết với hội họa có phương tiện và bầu không khí mà sáng tác. Chưa hết, anh à. Tôi mong có một viện Hội họa thu góp những tranh đã có từ trước đến nay của các họa sĩ quá cố cũng như của các họa sĩ đương thời có tiếng, để những người trong giới xem xét và học hỏi, để những ai yêu nghệ thuật có nơi quan sát, so sánh. Sau cùng, tôi mong được đọc những tác phẩm của ngoại quốc nói về hội họa dịch ra tiếng Việt để rộng tầm hiểu biết.

Anh mời tôi dùng với anh một tách nước trà. Tôi vừa uống vừa nhìn thấy bức tranh thủ ấn treo ở tường mà đề tài mượn ở truyện Kiều, ở Chinh Phụ Ngâm, ở lịch sử, và ở ca dao. Tôi hỏi anh lý do việc chon đề tài. Anh chậm rãi đáp:
- Vì tôi nghĩ rằng phong trào dân tộc đang lên ở nước ta cũng như ở các nước khác ở Á Đông. Họa sĩ Nhật đã đi trước ta, và trong các tác phẩm của họ, họ đã đánh dấu được một cái gì cho dân tộc họ. Cho nên tôi mượn đề tài ở lịch sử, ở các tác phẩm dân tộc, ở ca dao.

Về Kiều, tôi cố ý Việt hóa cả nhân vật, y phục và cảnh trí. Ý tôi muốn tỏ cho người ngoại quốc biết tác phẩm bất hủ này là công trình tái tạo của một thiên tài đã đem cái duyên dáng của dân tộc Việt, cái cá tính của mình để biến quyển tiểu thuyết Tàu tầm thường thành một áng thơ Việt bất hủ.

Tôi minh họa các câu ca dao vì chúng man mác hồn quê, và gợi tình hoài cổ.
Còn về lịch sử, là tôi mong ghi lại tinh thần ái quốc cao cả của các tiền nhân và để góp phần cho những ai sau này muốn tạc tượng các anh hùng nước Việt.
Vậy khi vẽ tranh "Thà làm quỷ nước Nam", ta không có một hình một tượng gì của Trần Bình Trọng cả. Nhưng khảo sử, tôi được biết ông khi chết chưa quá bốn mươi, đang thời cường tráng. Một kẻ thất thế mà thốt câu đầy khí phách ấy phải là một người gân guốc, tâm hồn khỏe mà thể xác cũng khỏe. Cằm bạnh, mày rậm, mắt to là tướng của kẻ hùng, tôi căn cứ theo tuổi tác, theo thái độ trước cái chết và trước mồi phú quý để hình dung con người của kẻ bất khuất ấy. Tôi để ông ở trần, để giới thiệu cái ngực nở nang, cánh tay gân guốc. Sau ông, là thành quách cháy, hình ảnh của sự tàn phá dã man của quân Mông Cổ, dưới chân ông là cây đao nằm, tượng trưng sự thất thế. Hai tay bị trói, nhưng toàn người ông tiết ra một sự hiên ngang, hùng dũng không bờ, bất chấp tan tành sau lưng và cái chết trước mặt.

Tôi thích nhất tranh lịch sử này vì nó nói được - tự nhiên là trong mắt tôi - cái sống trong cái chết. Và chính cái chết oai hùng này mới mang đến cho Hưng Đạo Vương cái thắng vẻ vang sau này. Quân Mông Cổ đã thấu tinh thần quyết chiến của dân tộc Việt Nam ta qua thái độ và lời nói của ông; tướng binh và dân ta vì cái chết vinh diệu ấy mà càng thêm phấn khởi. Anh thử nghĩ Trần Bình Trọng mà chịu làm vương đất Bắc thì vận nước biết đâu chẳng đổi thay.

Anh im lặng một chút.
Nhưng nhìn lại, những công việc tìm tòi cũng như sáng tác của tôi chỉ mới là một hạt cát trên bãi biển hội họa.
Anh tha thiết đem dân tộc tính vào tranh với lối vẽ, với đề tài, với cả vật liệu, hẳn là đối với tính cách quốc tế.



Họa Sĩ NHAN CHÍ


Họ Nhan, tên Chí, người Minh Hương.
Sanh ngày 20-4-1920 (tuổi Thân, khai sinh ghi 1921) tại làng Trung Hưng, quận Gò Vấp Gia Định.
Học trường Mỹ thuật thực hành Gia Định (1935), trường Cao đẳng Mỹ thuật Hà Nội (1937).
Chuyên vẽ chân dung bằng phấn tiên (pastel).
Triển lãm chung tại Phòng Thương mãi Hà Nội(1939) và được Tưởng lệ danh dự tại Pháp văn đồng minh hội (1955), và liên tiếp nhiều năm tại các phòng Triển lãm văn hóa Việt Nam.
Dự Triển lãm mùa Xuân các năm 1959, 1961.
Dự Triển lãm Stanvac năm 1960, 1961.
Huy chương vàng hội Văn hóa Việt Nam (1960).
Tưởng lệ danh dự Triển lãm Hội họa mùa Xuân năm 1960 và 1961.

Phần phỏng vấn của Nguiễn Ngu Í


Lần thứ ba, anh lại mời tôi ra nhà sau để tiện bề trò chuyện, mà tôi vẫn còn nán lại ở phòng khách. Vì hai bức tranh phong cảnh cửa anh.
Nhà anh là một nhà cao cổng ở tận cùng một ngõ hẻm không lối ra của một con đường hẻm trong cái xóm cù lao của khu Tân Định, nên tìm lối, hỏi nhà, dẫn xe dưới nắng hè, tôi đà thấm mệt, nhưng vừa bước vô nhà anh, hai bức tranh phong cảnh này đã làm tôi mát mắt và khỏe cả người. Và tôi nhớ đến một anh bạn nhà văn mới về nhà mới nhờ tôi xem trong số tranh của các họa sĩ tôi phỏng vấn có bức nào làm dịu được con người thì giới thiệu cho anh.

Có phải đây là cảnh Đà Lạt không anh?
Phải. Cảnh hồ Than Thở.
Chắc khi anh vẽ cảnh này, tâm hồn anh thơi thới lắm.
Sao anh biết?
Vì màu sắc và bố cục như khiến nqười xem muốn quên hết ưu phiền! Anh vẽ ngay tại chỗ hay phác họa rồi về xưởng vẽ tiếp?
Hai tranh này, tôi vẽ luôn tại chỗ. Tôi ngại xa cảnh, phần "ô trọc" sẽ trở lại làm chủ con người mình, rồi cái chất thanh thản ít khi mình gặp biến đi làm bức tranh sẽ mất cái "mát", cái "khỏe" như anh vừa nói.

Nhưng mà tôi thỉnh thoảng cao hứng với vẽ phong cảnh, tôi ngày thường vẽ chân dung. Mời anh ra sau này ta nói chuyện. Ở trước, chật, và lũ con tôi làm ồn quá."
Tôi theo anh. Sau nhà là chỗ anh làm việc, cái xưởng họa của anh, và cũng là nơi các bạn thân cùng nghề họp để hội đàm và cũng để hội họa, những ngày chủ nhật.
Anh kéo bức mành mành. Một con rạch nhỏ đang phơi một đám rau muống uột èo và triển lãm một mớ chân nhà lỏng khỏng của xóm nhà sàn bên bờ đối lập. Nước ròng sát, mùi tanh của bùn sình thoang thoảng.

Anh chuyên về chân dung vì anh thích?
Thích cũng có, mà cần cũng có. Ban đầu, thì tôi vì thích "chất người" hơn "chất thú", "chất vật", nhưng rồi vì hoàn cảnh, tranh chân dung được tiêu thụ dễ dàng hơn.

Anh vẽ một bức chân dung, mất bao nhiêu thì giờ?
Trung bình là bốn giờ. Một ngày vẽ một giờ thôi, anh à. Vẽ một giờ, người mẫu đã mệt, mà mình cũng chẳng còn khỏe!

Vẽ chân dung, chắc anh khỏi bận tâm mệt trí nhớ?
Anh nói sao, tôi chưa hiểu.
Tôi muốn nói vẽ người, anh thấy sao vẽ vậy, khỏi tìm tòi, khỏi tốn công dàn, xếp, nghiên cứu ánh sáng, màu sắc chẳng hạn.
Có lẽ thấy câu chuyện sẽ khá dài, anh không vội trả lời, gọi con trai lớn, bảo đi mua nước giải khát. Rồi ngồi lại trước mặt tôi, anh mân mê vài sợi râu dài ở mép trên, nhìn thẳng mắt tôi.

Anh tìm tôi là anh tìm một họa công hay một họa sĩ?
Tôi nhìn anh, chưa hiểu:
Nhạc thì có nhạc công, nhạc sĩ; văn cũng có văn sĩ, văn công. Thì họa cũng thế. Đã có chữ "sĩ" ở sau, thì có bao giờ làm một công trình nghệ thuật - dù đó là vẽ hình người để lấy tiền, nói vẽ mướn đi cho tiện - mà chẳng tìm tòi, chẳng nghiên cứu, chẳng sáng tác.

Đứa con anh vừa mang nước giải khát về, rót ra ly. Anh vội mời tôi:
Uống đi, rồi tôi nói tiếp cho anh nghe. Cái tôi đang tìm kiếm là vẽ sao cho giống.
Giống như chụp hình?
Anh lại "hạ" tôi nữa! Vẽ như chụp hình thì đâu phải công việc của nghệ thuật. Đó là việc của kỹ thuật. Cái giống tôi nói, là chẳng phải người thật ra sao, người trong tranh y như vậy, từ cái thẹo đến cái nốt ruồi! Mà là "cái thần" của người ấy, sao cho nó hiện ra ở con người mình vẽ, để ai biết rõ người kia, xem tranh mình là thấy ngay chính người đó.

- Thế anh định là cho "giống" bằng cách gì? Màu sắc hay đường nét?
Cả hai. Và tùy theo người, mà tôi dùng màu sắc nhiều hơn đường nét hay ngược lại.
Thế thì khi anh vẽ, anh phải nghiên cứu kỹ gương mạt người mẫu?
Tôi "phá" họ luôn.
- Anh phá họ bằng cách nào?
Tùy người. Như vẽ ông A, ông ấy nghiêm, và cái vẻ nghiêm xét hợp với ổng thì tôi giữ điệu bộ đàng hoàng. Còn như họa cô X, xét cái vui sẽ làm bật hẳn cái duyên của cô lên, thì tôi kể chuyện vui, hoặc dùng nét mặt, cử chỉ làm cô ấy cười.

-Tôi mỉm cười, nói với anh: "Anh cố chọc cho cô X ấy cười, khiến tôi thấy cảnh mà một nhà thơ tiền chiến này đã họa trước anh bằng chữ:
Em cười bừng nở hàm răng lựu
Sáng cả trời xanh mấy dặm trường.
Anh hít hà:
Cái tôi muốn "giống" trong bức tranh cô X. , chẳng phải hàm răng lựu khi cô ấy cười, mà là cái "sáng cả trời xanh" ấy.
Thế anh đã đạt được cái "giống" ấy chưa?
Tôi đã nói với anh lúc nãy, tôi chưa đạt được, hay mới được một phần chưa đáng kể.

Tôi dứng dậy, lại gần một bức tranh của anh. Hai đứa trẻ. Chị bồng em. Vẻ thiếu thốn rõ rệt, và một thoáng u buồn.
Còn nhà văn của anh để ý cái gì nhất trong tranh này?
Tôi nhìn kỹ một hồi, lùi mươi bước.
Con mắt. Mắt ngây thơ của đứa em còn non dại. Mắt lo âu của đứa chị vừa lớn khôn và có lẽ cũng vừa hiểu đời là gì.
Chính tôi dồn sức vào đôi mắt chúng. Thế là tôi đã đạt được chút gì rồi. Vì tên bức tranh này là: "Trề mồ côi".
Chắc anh thích tranh này?
Anh gật đầu, rồi tiếp với một nụ cười nhẹ:
Nhưng chưa biết được bao lâu.

Chúng tôi trở lại bàn con.
Vẽ người, anh thấy có cần dân tộc tính không?
Anh chậm rãi uống một hớp nước giải khát, rồi mới thong thả đáp:
Tôi không biết nói với anh sao. Bởi tôi không đặt thành vấn đề. Không tự hỏi mình nên dùng chất gì, theo lối nào, nhấn mạnh khía cạnh nào để người xem tranh mình thấy đó là tác phẩm của một người Việt. Nhưng có lẽ cái gì đặc biệt của dân tộc mình nó theo máu mà truyền ra tay, ra cọ sao chẳng biết, mà bức chân dung các người ngoại quốc - phần đông là chánh khách - do tôi họa mang một cái gì là lạ, riêng riêng, khiến những người ấy hài lòng ra mặt rồi giới thiệu bạn bè quen biết tìm tôi để nhờ vẽ. Cái đó phải chăng là dân tộc tính?

Im lặng một lúc, anh nói tiếp:
Hội họa có cần phải có dân tộc tính hay không, tôi chẳng có ý kiến gì, nhưng trong họa phẩm của mình, nếu có cái gì riêng của mình trong ấy, mà cái riêng ấy của mình nếu lại bắt nguồn từ dân tộc mình mà ra, thì càng tốt chớ sao!
Rồi anh bỗng xoay câu chuyện:
Trong bức thơ phỏng vấn, câu đầu hỏi về xu hướng nào đáng kể nhất trong nền Hội họa hiện nay ở nước ta, anh chị em khác thì sao chẳng biết, chớ tôi, tôi thấy có xu hướng này là đáng kể nhất: đó là xu hướng tìm kiếm cái gì mới, lạ, khác hơn cái mình đang có, mặc dầu lắm khi cái mới, lạ của mình tìm ra, người ta đã tìm thấy rồi mà mình chẳng biết, mặc dầu lắm khi tìm mãi mà kiếm chẳng ra.

Anh có thấy họa sĩ cần xuất dương không?
Xuất dương để mà làm chi! Trong nước, vẽ trọn đời chưa hết. Mà ra nước ngoài, thì mình tranh đua với thiên hạ sao lại!
Tôi muốn nói đi nước ngoài để mà nhìn, xem, mà học hỏi chớ chẳng phải để tìm đề tài, hoặc để triển lãm tranh đâu.
Anh uống cạn ly rồi gật gù:
Cái đó thì ai chẳng muốn, huống hồ là bọn tôi vốn sống chết vì màu sắc, vì đường nét, vì đổi thay. Tôi có đôi lần được dịp đi, nhưng rồi tôi bỏ lỡ.

- Anh bỏ lỡ hay là anh tảng lờ cho đôi dịp ấy đi qua.
Anh mở mắt, nhìn tôi:
Anh đoán đúng. Hồi vẽ cho Bollaert, Pignon, các "ông lớn" ấy mến tôi, tạo cho cơ hội để đi ra ngoài. Tôi để cho cơ hội ấy qua. Vì mình không muốn đi ra ngoài bằng lối đó.

Anh có mong gì ở chánh quyền để ngành Hội họa mình phát triển?
Anh phát biểu những ý kiến bằng một tiếng gọn lỏn.
Không.
Sao lại không? Anh chẳng mong Chánh quyền cấp học bổng đi quan sát hoặc đi trau dồi nghệ thuật ở nước ngoài sao?
Mong mà làm chi. Vì Chánh quyền không thể làm được trong tình thế này. Chánh quyền chỉ có thể giúp được một điều, mà điều ấy Chánh quyền đã làm rồi, đó là tổ chức cuộc Triển lãm hằng năm.

Thấy anh bắt đầu tỏ vẻ bực, tôi hỏi sang chuyện khác:
Anh kể cho tôi một kỷ niệm gì hay hay trong cái nghề vẽ chân dung của anh.
Mặt anh tươi tươi lại:
Tôi có vẽ một bà. Bà này từng hoạt động nhiều ngoài xã hội nên tôi chẳng lạ gì. Nhưng khi bà làm kiểu cho tôi vẽ, thì bà dành cho tôi một sự ngạc nhiên thích thú. Bà tỏ ra vui vẻ, hồn nhiên và rất kiên nhẫn. Vì cần có bức họa gấp, bà ngồi luôn ba giờ cho tôi họa. Như tôi đã nói với anh, đứng vẽ một giờ, họa sĩ thấm mệt, mà người mẫu cũng khó chịu nhiều, nên tôi chỉ vẽ một giờ, rồi sau vẽ tiếp. Với bà này lại khác, bà vẫn vui tươi trong suốt ba giờ đồng hồ; và suốt ba tiếng đồng hồ tôi vừa nhìn, vừa vẽ, vừa nói chuyện, vẫn không thấy mệt. Tôi có trước mắt một người đàn bà giản dị, hồn nhiên, vui vẻ trong khung cảnh gia đình, và đẹp một cái đẹp khó tìm ở những người phụ nữ đã quá nửa chừng xuân, một người mình thấy rất gần mình, rất dễ cảm thông, khác hẳn với con người xã hội mà mình được biết giữa đám đông. Sự khám phá kỳ thú này làm tôi không biết mệt. Bà yêu cầu tôi vẽ thêm một giờ nữa cho xong bức họa, nhưng tôi chối từ, để hôm sau vẽ tiếp.

Chắc bức chân dung bà ấy là một trong những bức chân dung anh ưng ý nhất?
Đúng vậy. Tôi đã say sưa làm bổn phận nghề nghiệp của mình.
Họa sĩ bằng lòng tác phẩm cửa mình, nhưng người mẫu có bằng lòng công trình của nhà nghệ sĩ không?
Bà nhờ tôi theo bức chân dung ấy vẽ lại một bức thứ nhì để bà tặng một người bạn quý. Như thế đủ trả lời câu anh hỏi.

Và anh vẽ lần thứ nhì kém hứng thú hơn lần thứ nhất?
Dĩ nhiên. Có họa sĩ nào vẽ lần thứ nhì một đề tài mà say sưa như cái thuở ban đầu cho được. Lần đầu, tôi sáng tác, lần sau tôi sao chép. Hai cái khác nhau.
Sực nhớ một bậc họa sĩ đàn anh nói với tôi: "Nhan Chí có tâm hồn nghệ sĩ như Van Goh như Gauguin. Thương và tội cho anh ấy quá. Tốt với bạn vô cùng. Sống chật chội và mắm muối với vợ con thế, mà có tiền, là kéo anh em đãi đằng, và bạn bè lúc ấy có gì cần anh, là anh sẵn sàng", tôi vừa bắt tay từ giã anh vừa hỏi:
Nghề vẽ có nuôi sống anh và gia đình không?
Nhờ Trời, đủ anh à.

Nhưng anh chưa vội bỏ tay tôi ra:
Tôi thèm cái đời làm báo của anh quá. Đi đây, chạy đó, hoạt động luôn luôn. Còn nghề tôi, cứ thế mãi: bữa nay, đến nhà này một giờ, vẽ, buổi chiều đến nhà nọ một giờ, vẽ, rồi cứ vậy vậy. Đều đều, chán chán, như đời nước đọng.
Và tôi gặp đôi mắt nặng buồn của anh nhìn xuống con rạch con nước triều chưa lên tới. Và từ bên kia rạch, vẳng lại bài dạy Pháp văn của một ông giáo già quen biết mà anh nghe đi nghe lại chẳng biết đã bao nhiêu lần.

Giữa lúc đó, chị đi chợ về. Lũ con ùa ra bu lấy má. Tôi vừa chào chị vừa lớn tiếng hỏi anh:
Người ta đồn vợ họa sĩ ghen lắm phải không anh?
Anh phì cười, ôm lấy đứa con áp út lên ba:
Cái đó, anh phải phỏng vấn vợ tôi chớ, chớ sao lại hỏi tôi.
Hỏi anh để mà chơi vậy, còn phỏng vấn chị, thì chẳng cần. Vì đàn bà nào mà chẳng ghen khi thấy chồng mình đứng ngó châm bẫm hằng giờ những cô mẫu xinh xinh đẹp đẹp ngay trước mắt mình hay ở tại đâu đâu.
Chị cười:
Lúc đầu thì có, rồi dần dần quen đi.
"Rồi dần dần quen đi" Anh như vô tình lặp lại và bỏ tay tôi ra.



Họa Sĩ DUY THANH


Họ Nguyễn
Sanh ngày 11-8-1931 tại Thái Nguyên (Bắc Việt).
Học vẽ năm 1952 với họa sĩ Nguyễn Tiến Chung.
Triển lãm: năm 1954 tại nhà hội họa Khai trí tiến đức, Ha Nội;
năm 1956 tại phòng Triển lãm Đô thành và Pháp văn Đồng minh hội,
năm 1958 và năm 1961, cũng tại Pháp văn Đồng minh hội.
Đã dự nhiều cuộc triển lãm chung với các họa sĩ khác ở Thủ đô.

Phần phỏng vấn của Nguiễn Ngu Í


Xe ngừng, tôi nhìn lên thấy anh tựa bao lơn tự lúc nào, nhìn xuống. Tôi cười, xin lỗi tới trễ và lên mau thang lầu ...
Được biết nửa giờ sau anh có hẹn, tôi vội nói ngay:
Anh cho xin một bức ảnh để giới thiệu trên báo.
Anh lẳng lặng lại bàn làm việc, lấy một miếng giấy vẽ, đưa tôi. Tôi tay nhận, mắt nhìn anh, rồi nhìn bức anh tự họa, bụng hỏi thầm chẳng biết khi đăng trên báo, có ai nhìn ra đó là họa sĩ Duy Thanh không?

Nghĩ mình quá lo xa, và chợt nhớ tới một ý do một anh bạn vừa gợi hôm qua, tôi vào đề:
Anh thấy giới hội họa cần làm cách nào cho công chúng hiểu và thích tranh hơn không?
Anh nhìn tôi, đôi mắt hiền lành của anh có chiều ngơ ngác sau đôi gương cận thị. Tôi lập lại câu hỏi.
Mắt anh nhấp nháy:
- Công chúng cần đọc sách bàn về mỹ thuật, cần đi xem các cuộc triển lãm, cần sự giáo dục về nghệ thuật, rồi mới có thể thích tranh.

Đó là phần công chúng. Còn giới các anh chị, tưởng cũng nên làm gì để gần công chúng hơn.
Chẳng lẽ chúng tôi lại mang tranh mình đem tới từng nhà, giải thích chỗ hay, rồi mời người ta mua à?

Tôi cười. Nhà họa sĩ đang độ nửa chừng xuân này, lúc bất bình cũng không có gì là dữ.
Công chúng đi tới Hội họa, thì Hội họa cũng tiến lại công chúng. Có kẻ đi qua, người đi lại, mới sớm có sự gặp gỡ, mới dễ có sự cảm thông chứ!
Anh nghĩ ngợi một chút:
- Tôi thấy mỗi anh chị em họa sĩ cố làm sao thực hiện được những gì mình ôm ấp, - tôi muốn nói tìm tòi cho đến nơi đến chốn - rồi tổ chức thường xuyên những cuộc triển lãm, đó là một trong những cách để Hội họa với công chúng gần nhau.

Thấy tôi bỗng chăm chú nhìn mấy chục bức tranh treo khít, anh lên tiếng trước:
- Câu hỏi trong thư phỏng vấn: nói về bức tranh nào tôi ưng ý nhất, tôi thấy không trả lời anh được.

Tôi cũng biết nghệ sĩ có bao giờ hài lòng hẳn về một công trình nào của mình. "Cái đẹp ngày nay không đẹp đến ngày mai".
Nhưng trong một lúc nào đó, ta cũng vẫn thấy rõ rệt là ta ưng ý bức tranh này hơn những bức tranh khác; sau đó sự ưa thích của ta có đổi thay cũng là lẽ thường".
Anh cười tủm tỉm, đứng dậy lại gần tường chỉ ba bức tranh treo khít nhau:
- Bây giờ, đây là ba bức tranh tôi ưng ý hơn hết.

Đó là ba bức họa không có người.
Một góc phố vắng hoe.
Một cảnh ở cao nguyên thì phải.
Một cảnh ở đồng bằng, chắc thế.
Ba đám lúa. Lúa vàng, lúa xanh và lúa đỏ?
Anh nhìn tôi:
- Tùy anh muốn hiểu sao thì hiểu.

Thế là anh ở trong phái Trừu tượng?
- Tôi không ở trong phái nào cả. Nhận mình ở trong môn phái nào, là cho mình bằng lòng với lối họa mình theo đuổi, là đứng ì lại một chỗ, tức là không còn băn khoăn, nghi ngờ, học hỏi, tìm tòi nữa. Đó là việc của nhà phê bình, cho mình vào hạng nào đó, hoặc khám phá mình đang đi vào con đường lạ.

Anh nói vậy, nhưng hiện nay, anh cũng vẽ theo một xu hướng nào đó chớ!
- Hiện thời, tôi có thể nói là tranh vẽ của tôi mang tính chất trừu tượng.

Tôi để ý thấy màu anh chỉ một sắc và anh ít chú trọng đến chi tiết.
Anh gật đầu.
- Như bức tranh ba đám lúc anh nói đây, anh nhìn lại đám đất mà tôi cho màu đỏ, mới nhìn, anh thấy như một màu, nhưng thật ra, có nhiều màu trong đó. Tôi muốn sao cho mà tranh của tôi nó là một khối, và chi tiết, tôi bớt đi nhiều. Đề tài của tôi ở vào vai phụ, rất phụ. Tôi muốn chơi với chất họa.

Vậy bức tranh "Ba đám lúa với mặt trời" đây, cũng chẳng phải anh vẽ cảnh thật, nhìn theo anh?
Anh lắc đầu.
- Tôi nhận rằng Thiên nhiên giúp người học rất nhiều, nhưng tôi không nô lệ Thiên nhiên. Thiên nhiên chỉ gợi hứng cho tôi.

Nếu vậy đứng trước một cảnh anh thích, thấy cần ghi lại?
- Thì tôi vẽ phác, rồi về nhà, màu sắc, hình thể, tôi diễn tả theo cảm quan của tôi. Như tôi ngắm một cảnh trong cơn giông tố, về nhà, tâm trí tôi xúc động vì cảnh Tạo vật nổi cơn thịnh nộ mà tôi "cảm" những đồ vật, người ta, cảnh trí qua tâm hồn tôi dao động vì cơn giông tố nọ.

Tôi nhìn bức tranh ở góc trong: một người đàn ông mà thân mình không rộng bằng bề ngang cái đầu và cái mặt méo mó, màu xanh đậm, màu đỏ tươi, màu đen đem lại cho mặt anh ta một cái gì vừa đáng sợ vừa đáng thương.
Cái anh chàng này, anh nhìn theo cảm quan anh lúc đó nên chẳng bình thường như mọi người thường chớ gì?
Anh gật đầu.
Tôi tự hỏi không biết anh ta đang si mê ai hay đang dự định làm đổ máu ai đây!



Họa sĩ TRƯƠNG THỊ THỊNH


Sanh ngày 13-6-1928 tại Huế.
Thủ khoa khóa I trường Cao đẳng Mỹ thuật Quốc gia (1957).
Triển lãm chung với các họa sĩ khác ở phòng Triển lãm Đô thành (1958, 1959, 1960), do nghiệp đoàn Hội họa, hội Văn hóa Việt Nam tổ chức và dự Triển lãm mùa Xuân (1959, 1960).
Triển lãm riêng tại phòng Triển lãm Đô thành năm 1960 và 1961.
Hiện giáo sư Hội họa trường Trung học Trương Vĩnh Ký.

Họa sĩ NGUYỄN TRÍ MINH


Sanh ngày 15-12-1924 tại Chợ Lớn.
Thủ khoa trường Mỹ thuật trang trí Gia Định.
Học thêm với ông Bâte (Grand prix de Rome).
Triển lãm lần đầu ở rạp hát Tây chung với họa sĩ toàn quốc (1948).
Họa sĩ chính thức của Hội chợ Triển lãm Sài Gòn 1949.
Tham dự cuộc Triển lãm do Pháp văn Đồng minh Hội tổ chức tại tòa Đô Chánh (1954).
Đã triển lãm riêng:
Tại phòng triển lãm Đô thành 3 kỳ: 1959, 1960, 1961.
Tại Musée d' Art moderne de la ville de Paris, 1959.
Tại Pháp văn Đồng minh Hội năm 1960 và năm 1961.
Triển lãm chung với các họa sĩ khác tại phòng Trển lãm Đô thành: 1956, 1957 (2 kỳ), 1958(2 kỳ), 1959 (3 kỳ), 1960 (3 kỳ), 1961 (2 kỳ), 1962.

Phần phỏng vấn của Nguiễn Ngu Í


Căn nhà gọn gọn xinh xinh ở cạnh đường quốc lộ ấy vừa là nơi bày tranh, nơi làm việc và chốn nghỉ ngơi của anh chị.
Nên khi tôi bước qua cái sân nhỏ là bước vào cái tiểu thế giới của cặp vợ chồng nghệ sĩ trẻ trung này.
Anh chị mời tôi ngồi xuống cái ghế thấp con con, bên cái bàn nho nhỏ, rồi cùng ngồi. Và trong khi họ lo thu vén đồ đạc ngổn ngang trên chiếc bàn con, thì anh đưa tay ra khoác một cử chỉ rộng, mỉm cười như thể phân trần: "Đó anh xem, tranh chúng chiếm hết chỗ của chủ và của khách!"

Mà quả thế, tranh treo trên tường, tranh dựa vào vách, tranh chưa vô khung cuộn lại, trang còn vẽ dở dang nằm chờ, tranh mới phác họa, tôi bất giác nhìn ra cửa: ngoài kia, vài thước, là con đường quốc gia số 1 với tất cả cái bon chen, ồ ạt, lộn xộn của cuộc đời tranh đua gắt gay của máy móc và của con người, thì đây, lại là sự êm dịu của màu sắc, sự điều hòa của đường nét, sự kiếm tìm và thực hiện âm thầm.

- Nguyễn Ngu Í: Các cháu không ở chung với anh chị à?
Cái mỉm cười vui vui chưa nở hết trên môi chị thì anh đã vỗ vai tôi:
Anh coi, gian nhà có bao nhiêu đây thì "nhét" hai đứa con vào đâu cho được chớ. Chúng tôi để chúng ở với người vú ở cái nhà nhỏ xéo bên kia đường.
Chị nối lời anh:
Chúng tôi nấu nướng và ăn bên ấy, còn làm việc và ở bên này.

- Nguyễn Ngu Í: Thế khi các cháu qua chơi, các cháu có ngứa tay mà "tô điểm" thêm các công trình nghệ thuật của ba má không?
Chị lắc đầu nhẹ, anh sung sướng ra mặt, đáp:
Cái đó, anh khỏi lo cho chúng tôi. Chúng nhìn, chúng ngắm, mà tuyệt nhiên không mó tay vào, không lục lọi phấn màu của tụi tôi.
Rồi anh quay qua phía chị:
Có phải thế không, Thịnh?
Và người được hỏi xác nhận bằng cái gật đầu nhẹ.

- Nguyễn Ngu Í: Xin phép chị được tò mò một chút. Chị đi con đường Hội họa có gặp gì khó khăn không?
Chị hơi cau đôi mày, như để nhớ lại:
Không anh à. Có lẽ tôi được may mắn hơn các bạn cùng phái. Ba tôi vốn theo mới và thích vẽ, thấy tôi có khiếu về môn này, thấy tôi có khiếu về môn này, tỏ ý muốn trở nên họa sĩ, thì ba tôi đồng ý ngay.
Nhưng còn bạn bè, bà con, người chung quanh có thì thầm gì khi thấy cô sinh viên đầu tiên và độc nhất của khóa đầu trường Cao đẳng Mỹ thuật Gia Định manh giá đi vẽ đó đây cùng bạn trai?
Bạn bè và bà con không ai phản đối việc tôi vào trường Mỹ thuật, mà lại còn khuyến khích tôi. Còn như người ta thấy cái cảnh hơi lạ mắt như anh vừa nói thì ban đầu hơi lấy làm lạ, cũng có người tò mò hỏi han hay theo dõi, nhất là phái phụ nữ. Nhưng sau đó, họ hiểu và có cảm tình với người phái yếu đầu tiên "mạo hiểm" vào con đường nghệ thuật, người phái yếu đầu tiên ở trường Cao đẳng Mỹ thuật Gia Định.

Nhưng này, chị, chẳng hay nghệ thuật có ảnh hưởng gì đến sự chọn lựa người bạn đời của chị không?
Chị nhìn tôi, như muốn tôi hỏi lại, thì anh đã mau mắn:
Nghĩa là anh Ngu Í hỏi Thịnh vậy chớ đã là nghệ sĩ, Thịnh có mơ một người bạn trăm năm cũng nghệ sĩ như mình không? Có phải anh định hỏi nhà tôi như thế không, anh Ngu Í?

Tôi mỉm cười gật đầu.
Chị đăm chiêu một chặp.
Không. Giấc mơ con gái của tôi về "người ấy" nó giản dị lắm. Tôi mơ được gặp gười hiểu mình, thương mình, hợp tính với mình. Thế thôi.
Thế ra ông Hoàng tử của Thịnh không có cầm trong tay một cái cọ à?
Chị cười nhỏ nhẹ, ngó nhìn anh, có chiều như xin lỗi.

- Nguyễn Ngu Í: Còn anh?
Tôi à? Thì tôi cũng vậy. Không nghĩ đến người bạn đời của mình sẽ cùng một chí hướng như mình, mà chỉ mong sao "Nàng" tánh tình hợp với mình.

- Nguyễn Ngu Í: Nhưng duyên trời run rủi, anh chị lại cùng nghề thì càng quí chớ sao?
Hai anh chị nhìn nhau, cười xác nhận.

Xin lỗi anh chị nhé. Cùng là họa sĩ cả, anh chị hẳn có hai quan niệm riêng hay là chung một lối?
Mắt anh thoáng chút bất bình và vết thương nhẹ đang kéo da non trên trán anh như nhíu lại.
Nếu vợ chồng tôi mà kéo nhau đi một ngã đường, thì tranh chúng tôi giống nhau hết cả! Không đâu anh. Về hội họa, Thịnh là Thịnh, Minh là Minh, mỗi nười giữ cái gì riêng của mình. Đúng vậy, Minh là Minh, mà Thịnh là Thịnh.

Tôi đùa một câu:
Thế mà tôi cứ tưởng là: Thịnh cộng Minh chia hai!
Anh chị cười tủm tỉm.
Chết chưa. Anh quên, mà Thịnh không nhớ nhắc anh. Nãy giờ quên mời anh Ngu Í uống cái gì. La-ve anh nhá?

Anh cho tôi thứ giải khát gì ngọt. Kem sôđa chẳng hạn.
Bộ sợ uống la-ve ngà ngà, không phỏng vấn tụi tôi được à? Vậy tôi la-ve, anh kem sôđa, nhà tôi xá xị vậy.
Chị vừa đứng dậy, thì anh đã mau mắn bước vào trong, lấy đồ giải khát trao cho chị.

Này, anh chị có thấy vợ chồng mà cũng nghệ sĩ có lợi hay hại gì không?
Chị toan phát biểu ý kiến, thì anh đưa tay ra.
Xin lỗi Thịnh. Để anh nói trước, rượu vào lời ra mà!
Anh để ly la-ve xuống bàn.
Anh Ngu Í cũng đủ rõ chớ. Chúng mình sống ở ngoài đời nhiều hơn ở nhà. Đi chơi có, thăm bạn bè có, vào thư viện có, tìm cảnh vẽ có; mà gặp người vợ không hiểu điều đó cho mình, muốn mình đi làm rồi thì ở nhà hú hí với vợ con, hoặc đi có giờ về có giấc, thì nguy quá! Còn về phía nhà tôi, gặp ông chồng không phải người cùng giới, thấy vợ đi cả ngày, việc gia đình bê trễ phần nào, nổi máu ghen lên, thì cũng chết!



Họa sĩ BÉ KÝ



     Họa sĩ Bé Ký lúc 23 tuổi
Tên thật: Nguyễn Thị Bé.
Sanh ngày rằm tháng 10 năm Kỷ Mảo (nhằm ngày 25 tháng 11 năm 1939) tại tỉnh lị Hải Dương (Bắc Việt).
Năm 1954, được họa sĩ Trần Đắc thu nhận làm môn đệ, và nhờ các họa sĩ Văn Đen, Nhan Chí, Trần Văn Thọ chỉ dẫn thêm.
Đã theo lớp Hội họa hàm thụ của trường ABC ở Pháp.
Chuyên vẽ hoạt họa, ký họa.

Đã triển lãm tại:
Pháp văn Đồng minh hội (1957), phòng Triển lãm Đô thành do Hội Văn hóa Việt Nam tổ chức (1957), Langbian palac, Đà Lạt (1958), Pháp văn Đồng minh hội (1958), phòng Triển lãm Đô thành do hội Văn hóa Việt Nam tổ chức (1958).
Dự Triển lãm mùa xuân (1959-1960), và tranh "Nghe đàn" đã được sở Thông tin Huê Kỳ chọn đăng vào lịch của sở năm 1959.
Triển lãm tại công ty Việt Hà (1959-1960).
Tranh "Bà bán hàng rong" được nhà Mỹ thuật học vụ chọn gởi Triển lãm Hiệp Chủng Quốc(1960).
Dự cuộc Triển lãm do nghiệp đoàn Hội họa tổ chức (1960).
Dự cuộc Triển lãm do Văn hóa vụ tổ chức tại tòa Đô sảnh (1961).
Triển lãm tại Hotel Catinat (1961).
Bức "Thuyền chài nghỉ lưới" được Tưởng lệ danh dự Triển lãm mùa xuân 1961..

Tôi nhìn người đối diện mà không khỏi ngạc nhiên.
Bảy năm qua mà cô thanh nữ giờ đây không khác mấy cô thiếu nữ bán tranh tự vẽ trên vỉa hè các đường còn mang tên Catinat, Bonard, Charner. Vẫn cái dáng ốm, thấp, vẫn cái mái tóc kẹp sau lưng, vẫn cái vẻ chất phác, hiền lành, từ tốn trong cử chỉ, trong lời. Chỉ khác một thoáng già dặn trong cái cười e ấp, trong cái nhìn thuần lương. Ngắm Bé Ký, người ta có ý nghĩ: nghệ thuật là cái gì ở tầm tay của mọi người, chớ không phải dành riêng cho một hạng người nào.

Nguiễn Ngu Í: Tuổi ấu thơ cửa em chắc không được vui mấy?
Hai bàn tay xương xương, móng để tự nhiên và cắt bằng đầu, nắm lấy nhau và gương mặt đăm chiêu hơi nghiêng về trước.
Em mồ côi cha mẹ lúc còn nhỏ dại, vào vụ đói 1944, anh chị em thất lạc cả, chết sống thế nào nay em cũng chẳng biết. Nhờ ông bà Trần Đắc cám cảnh nuôi làm con, cho đi học.

Nguiễn Ngu Í: Em thích vẽ từ đó?
Thưa ông, không ạ. Em thích vẽ trước khi học chữ. Em vẽ chim, vẽ cò, thấy gì vẽ nấy và thích xem sách báo có hình. Chỉ khi em học trường Trí Tri ở Hải Phòng là khiếu vẽ của em mới nảy nở. Sau này, nghĩa phụ em mới dạy em.
Vừa lúc ấy, họa sĩ Trần Đắc bước vô, và cùng ngồi góp chuyện, tôi hỏi:

Nguiễn Ngu Í: Ông dạy em Bé Ký vẽ, hẳn lúc đó ông thấy ở em nhiều hứa hẹn.
Cái khiếu vẽ của cháu, tôi biết từ lâu, nhưng tôi chỉ thật sự nhận cháu làm môn đệ lúc cháu được mười lăm tuổi. Tôi vốn chuyên về sơn mài, cháu phụ việc với tôi cùng một số trẻ khác. Nhưng chỉ có cháu là chịu khó nhất, và cần cù nhẫn nại chẳng ai bì.
Có những đêm cháu thức đến một, hai giờ khuya để làm cho xong việc tôi giao. Tôi từng học trường Cao đẳng Mỹ thuật Hà Nội, từng lăn lộn trong nghề, thấy lắm gian nan, một người đi tắt cần phải bền chí lắm mới mong thành công được phần nào.

Nguiễn Ngu Í: Thế thì ông bắt đầu dạy em theo lối nào?
Tự nhiên là không theo lối nhà trường. Tốn công, tốn thì giờ, mà khi ra đời những điều học hỏi dùng cũng chẳng được bao nhiêu. Tôi khuyên cháu nên theo con đường hoạt họa. Ghi nhanh chóng một dáng người, một hoạt cảnh, hợp với cái khiếu nhận xét của cháu hơn và cái tài sẵn có của cháu.

Nguiễn Ngu Í: Ngoài ông ra, em có còn thọ giáo của ai nữa không?
Còn có trường hàm thụ ABC ở Pháp, và các anh bạn: Văn Đen, Nhan Chí, Trần Văn Thọ.
Đến đây, họa sĩ Trần Đắc có việc lên xưởng họa, tôi trở lại chuyện trò cùng Bé Ký.

Nguiễn Ngu Í: Tôi thấy trong các bức vẽ của em, em hay chọn những đề tài lấy ngay ở cuộc sống quanh em, những cảnh, những người bình dân như "Ông già xem tướng, Người kéo nhị, Gánh phở, Cô bán hột vịt, Cô bán đu đủ, Em bé bán bong bóng đỏ, Lớp học bình dân". Có phải vì tuổi thơ của em phải chịu thiệt thòi mà em thích vẽ những người xấu số, những kẻ phải lấy mồ hôi đổi lấy miếng ăn?
Một thoáng cười, vui buồn lẫn lộn.
Dạ thưa ông nói đúng. Em mến những người lao động, những cảnh tay làm hàm nhai.

Nguiễn Ngu Í: Thế thì dạo trước, tự em, em muốn đi bán tranh dạo và đi vẽ dạo hay vì hoàn cảnh khiến thế.
Thưa ông, có cái này một chút, cái kia một chút. Đi bán và đi vẽ rong thế, em nuôi hai hy vọng: gặp những khách hàng người Pháp, và những họa sĩ ngoại quốc. Em mong một ngày kia được sang Pháp, sanh Ý để xem, để học, nên em có học chữ Pháp. Đọc thì được mà nói thì khó. Đi bán rong em tự buộc mình ở vào cái thế phải mời khách, phải nói này nói nọ, dầu nói bập bẹ đi nữa. Nhờ thế, em trở nên dạn đĩ, và nói một ngày một thêm trôi chảy. Và em cũng gặp các họa sĩ Pháp có, Mỹ có, Ý có, Nhật có, mến chút tài em (vì lắm khi em vẽ tại chỗ ảnh họ để tự giới thiệu hoặc ghi nhanh những dáng điệu đặc biệt thoáng qua), họ hỏi chuyện, họ chỉ vẽ thêm, họ lại nhà để xem tranh em, rồi phê bình. Nhờ thế mà sự học vẽ của em tấn tới nhiều.



Họa sĩ HIẾU ĐỆ


Tên thật: Nguyễn Tánh Đệ.
Sanh ngày 1-8-1935 tại thị xã Phan Thiết (Trung Việt).
Tốt nghiệp trường Mỹ thuật thực hành năm 1953, tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ thuật quốc gia năm 1957; tốt nghiệp giáo sư Hội họa năm 1958.
Vẽ biếm họa cho tuần báo "Đời Mới" từ năm 1952 đến năm 1954, vẽ biếm họa và hài hước cho nhật báo "Tiếng Chuông" từ năm 1954 đến 1959.
Giáo sư trường Trung học Cần Thơ (1959-1961), nữ Trung học Đồng Khánh (Huế, 1961), Trung học Hàm Nghi(Huế, 1962).
Được: giải thưởng phòng tranh Pháp văn Đồng Minh Hội(1954), giải thưởng Triển lãm Hội họa mùa Xuân (1960-1961).
Tranh được chọn dự Triển lãm Hội họa Á châu ở Kuala Lampur (Mã Lai, 1959) và triển lãm Lưỡng niên Paris (1959-1961).
Đã triển lãm tại: Cần Thơ (1960), Huế (1961), Sài Gòn (1962).

Phần phỏng vấn của Nguiễn Ngu Í


Còn một buổi là phòng Triển lãm của anh bế mạc. Tôi chọn lúc này để tìm thăm anh.
Tôi vừa bắt tay anh ở cửa và hỏi:
Tranh anh bán được nhiều chớ?
Anh gật đầu:
- Bốn chục bức triển lãm, bán được trên hai chục bức.

Tức là quá bán. Như vậy anh cũng đã thành công ...
- Trên một phương diện nào đó thôi. Hẳn anh cũng biết thành công về phương diện thương mãi là một việc, mà thành công về phương diện nghệ thuật lại là việc khác.
Anh trầm ngâm một hồi:
- Tôi sắp theo khóa sinh viên sĩ quan ở Thủ Đức. Một cuộc đời khác. Cây súng thay cây cọ, và đạn lửa thế cho sắc màu, đường nét. Làm thế nào mang cả cái vốn liếng này theo, cũng chẳng thế nào để nó nằm ngủ ở một xó nhà. Nay, có người thưởng thức, có bạn cảm thông, giữ giùm mà lại biếu ít tiền tiêu, thì tôi cho được vậy là sướng lắm rồi. Vì thế giá tranh của tôi để có phần không giống các anh, chị khác. Vả lại, chắc anh cũng đồng ý với tôi, giá trị của bức họa không hẳn tùy thuộc ở giá tiền bức tranh.

Chúng tôi đang đứng trước "Lăng Tự Đức".
Có phải hè năm ngoái, lúc chúng tôi gặp anh và hai anh bạn khác ở lăng Tự Đức, là lúc anh có ý muốn ghi lên vải nơi yên nghỉ của ông vua thi sĩ này chăng?
Anh mỉm cười gật đầu rồi chỉ vào tranh:
- Màu xanh, anh có thấy cái gì khác không? Tôi muốn nhờ nó mà cho bức tranh một cái vẻ thư sinh, cố sao cho phảng phất cái tâm hồn thơ của vị vua này.

Nhưng anh thích bức nào nhất?
Anh không đáp, kéo tôi lại đầu phòng bên kia:
- Đây, bức vẽ mới nhất và cũng là bức vẽ tôi hiện ưng ý nhất.

Có phải anh vẽ mấy con trâu?
- Phải, bốn con cả thảy. Về kỹ thuật cũng như về bố cục, với bức tranh này, tôi hướng về Trừu tượng. Bốn con trâu dường như ở trong cơn thác loạn, và tôi lôi mặt trời xuống để dưới bụng một con trâu.

Tôi cười:
Như thế thì trâu anh còn gì! Nhưng sao anh dùng màu đỏ nhiều thế?
Tôi lấy đường nét (anh để ý rằng tôi dùng những đường thông thường cửa hình học) và màu sắc (do đó tôi xài nhiều màu đỏ) để nói lên cái nổi loạn của những con vật khoẻ mạnh này, mà ngày thường vốn hiền lành, chậm chạp.

Tôi còn nhìn bức "Trâu" này, thì anh vội kéo tay tôi:
Bức quá. Chúng mình tìm cái vì uống chơi rồi nói chuyện tiếp.

Đi xuôi đường Tự Do, tôi còn cố hỏi anh về việc tranh bán.
Anh có để ý những người mua tranh anh là những ai?
Một số anh em nghệ sĩ mua giúp. Như bức "Phóng thể", bức mà tôi cho một cái tên thứ nhì: Sợ hãi, Khổ đau, và Đói khát, được anh Mỹ Tín lấy giùm và người ngoại quốc mua cho một số.

Người ngoại quốc chắc họ mua tranh anh vẽ phong cảnh?
Không đâu anh. Họ mua toàn những tranh vẽ theo lối mới; còn người mình thì lại mua tranh vẽ cảnh, vẽ vật nhiều.

Anh như sực nhớ điều gì, nắm tay tôi.
Tôi nghĩ các bạn đồng nghề định cho tôi một bài học mà tức cười. Tôi là một kẻ có thể nói là không nhà, lại sắp "xếp cọ màu lên đường súng đạn", không biết cất tranh mình vào đâu, được các anh em và một số người mến chuộng giữ giùm, lại còn đưa tiền xài, thì còn gì hơn nữa. Xưa ở trời Âu, biết bao họa sĩ đã đổi được bức tranh lấy một ổ bánh mì thì sao. Tôi còn "lời" hơn các họa sĩ ấy nhiều. Chớ tôi nào dám để những giá "kiêu ngạo".



Họa sĩ THU NGA

Tên thật: Nguyễn Thị Nga.
Sanh năm 1919 tại Huế, gốc người Thanh Nghệ.
Viết văn, làm thơ, vẽ.
Về vẽ, tư học, được một số họa sĩ đàn anh dìu dắt, như họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung.
Đã dự Triển lãm Hội họa mùa Xuân Nhâm Dần (1962).
Triển lãm riêng tại phòng Triển lãm Đô Thành (14-8 đến 20-8-1962).

Phần phỏng vấn của Nguiễn Ngu Í


Nguiễn Ngu Í: Chị cho biết cái duyên của chị với Hội họa bắt đầu lúc nào?
Chị mơ màng như nhìn vào quá khứ:
Xin phép anh nói đến chuyện đại gia đình một tý. Có thế anh mới hiểu hơn. Nguyên ông ngoại tôi là Bạch Xỉ.

Nguiễn Ngu Í: Một nhà Cách mạng đương thời với cụ Phan Đình Phùng. vì chống chính sách bảo hộ nên bị người Pháp bắt đem hành hình, nếu tôi nhớ không lầm?
Chị gật đầu, tiếp:
Thân sinh tôi là Đình nguyên Nhuyễn Phong Di tức Nhuyễn Thái Bạt, vốn là một nhà Cách mạng trốn sanh Tàu và Nhật cùng với Kì ngoại hầu Cường Để, sau bị thực dân Pháp bắt về giam lỏng tại Huế.
"Chẳng nói anh cũng rõ vì ông và cha chúng tôi đã hoạt động chống Pháp nên đại gia đình tôi bị theo dõi, rồi đến phong trào bãi khóa l929-30, các anh tôi có dự, nên thân tộc đều bị ghi vào sổ đen và bị nhà cầm quyền nghi kị. Bà ngoại tôi cũng từng làm cách mạng thuở thiếu thời mới đưa anh em tôi về quê ở, về phía trên Đô Lương. Nhà có nhờ một họa sĩ Tàu dạy vẽ cho các anh, tôi còn nhỏ cũng học lóm. Tôi thích vẽ đến nỗi vườn nhà, có mo cau nào rụng là có một cái quạt mo với bức tranh sơn thủy do tôi vẽ lấy và tặng tất cả người trong nhà. Nhờ thế mà tôi được học vẽ với các anh, và tôi say mê với màu với nét. Vườn ruộng, núi rừng lúc bấy giờ khiến tôi càng mến cảnh thiên nhiên và tôi lấy chúng làm đề tài để vẽ. Lớn lên, tôi tìm cách đi theo các người thân trong những cuộc săn bắn vùng Thanh Nghệ Tĩnh, cốt được thấy những nơi trước kia ông ngoại tôi hoạt động trong thời cụ Phan Đình Phùng, hầu sau này viết lại đời người, nhưng rồi mộng trẻ ấy cũng trôi theo ngày tháng. Chỉ được một cái là tôi càng mến Thiên nhiên. Và vì thế mà sau này, tôi thích vẽ cảnh hơn vẽ người.
Và chị không ngăn được cái thở dài.

Nguiễn Ngu Í: Mất mộng viết, chị còn mộng vẽ. Thế chị còn hơn bao anh chị em suốt đời chẳng thực hiện được mộng nào. A, chị có thể nào cho xem tranh chị sắp triển lãm chăng?
Chị trở lại vui vẻ, mời tôi lên lầu. Một căn phòng dài dành riêng cho chị để tranh. Một số đã vô khung, một số còn chờ đợi.
Chị lần lượt giới thiệu tranh, từ lối vẽ cổ điển đến lối vẽ tân thời, lối nào chị cũng nghiên cứu và thể hiện, cả lối lập thể và siêu thực. Toàn là tranh sơn dầu, và ở một góc, một bức tranh lụa chị vừa phác họa.

Nguiễn Ngu Í: Chị cũng toan bước sang tranh lụa à?
Như anh thấy đó. Tôi chưa biết mình nên dừng lại ở chất liệu nào, môn phái nào. Chất liệu nào, môn phái nào, tôi cũng để tâm tìm hiểu, học hỏi và thực hiện. Vì tôi thấy mỗi lối, mỗi chất liệu đều có một cái đẹp riêng. Chưa biết phải phụ gì giờ!
"Bây giờ, để tôi hỏi lại anh chứ. Anh thấy trong tất cả tranh tôi, có điểm nào làm anh để ý?"
Tôi nhìn lại một lượt các tranh bày.
Không biết có đúng không, nhưng tôi sao có cảm tưởng rằng dù chị vẽ cảnh ban mai tươi đẹp, cảnh họp chợ nhà quê hay cảnh đèn sáng quanh hồ; (đừng nói chi đến cảnh hoàng hôn, đến khu phố vắng), vẫn bàng bạc trong nét, trong màu, trong toàn thể bức tranh một cái gì như xa vắng, như cô đơn.

Chị im lặng một hồi.
Tôi tánh thích sống ẩn dật, thích từ thuở bé, và có lẽ cái hoang vu, cái buồn kín đáo của những nơi tôi sống lúc tâm hồn còn non dại đã để những vết sâu đậm trong người, nên khi vẽ, chúng "hồi sinh" ở trong tranh mà tôi không ngờ. Cũng như vấn đề dân tộc tính mà anh nêu ra trong bức thư phỏng vấn. Vẽ, tôi chỉ biết vẽ, chớ không hề bận tâm về điểm: đề tài mình chọn, lối mình họa có cái gì là dân tộc tính chăng? Ấy đó mà khi tranh hoàn thành, nhìn lại, tôi thấy có cái gì của đất nước. Chẳng hạn như tranh "Em bé chăn trâu" này.

Tôi thấy chị vẽ gần đủ lối và đủ loại. Tranh cảnh, tranh người, cả tranh lịch sử, có tranh xã hội nào không chị?
Cũng có anh à, nhưng tôi chưa hoàn thành. Có lần tôi phác họa bức tranh "Khi người ta đói": một họa sĩ giang hồ ốm tong teo, sau khi đàn hát, dơ cái nón cũ mèm ra, mà khách ăn trong hiệu kẻ đồ nỉ mới tinh, người phấn son rực rỡ vẫn bận say sưa với miếng ăn ngon, với chất rượu ngọt mà chẳng ngó ngàng gì người nghệ sĩ lỡ thời nọ. Nhưng rồi nửa chừng, hứng mất, tôi đành bỏ lỡ.

Thấy tôi đứng nhìn lâu hai bức tranh để kề, chị nói:
Tôi thích những con đường phố cũ, những góc phố đìu hiu. Và anh đang ngắm hai bức tranh tôi thích nhất. A, anh có biết con dường nhỏ sau nhà thương Đô Thành chứ?
Nguiễn Ngu Í: Biết nhiều lắm, chị. Mươi năm truớc, bị tai nạn xe hơi suýt chết, tôi nằm ở nhà thương ấy mấy tháng trời và thường đứng ngắm con đường nho nhỏ, buồn buồn ấy.
Chính nó ở trong tranh "Nắng trong phố" đây. Tự nhiên là tôi có sửa đổi cảnh thật đi một ít.

Tôi hỏi chị, có chiều dột ngột.
Nguiễn Ngu Í: Có phải chị có ý thích màu xanh không chị?
Anh nhận xét đúng. Nhưng rõ ràng hơn, là tôi ưng ý nhất màu xanh nhạt. Và các bầu trời của tôi đều xanh một màu xanh lợt lạt. Tôi đã đặc biệt sử dụng màu xanh này trong tranh:"Nắng trong thôn" đây. Xin phép anh tôi đọc bài thơ tôi đề tranh này:

Trưa hè nắng dọi thôn xa
Mây râm đôi lúc nhạt pha xanh mờ.
Xa xa có mảnh rào thưa
Có ao thả cá có bờ lúa xanh...

Tình cờ tôi nhìn thấy sáu, bảy chiếc giường con ở trong một phòng gần đấy, tôi bèn hỏi chị:
Chị nay tuy khỏi bận về việc ngoài đời, nhưng bao bổn phận trong gia đình hẳn không cho chị theo đuổi Nghệ thuật như ý muốn?
Chị cười cười, có chiều an phận mà cũng có vẻ muốn vẫy vùng.
Bảy cháu phải chăm lo, cũng đủ chiếm gần hết thì giờ. Nhưng tôi lợi dụng những hồi, có thể lợi dụng được. Tỉ như những lúc đưa con nghỉ mát ở Đà Lạt.



Họa sĩ VŨ HỐI



     Danh họa Vũ Hối trong Hội chợ Tết
Xuân Tân Mão, 2011, Melbourne, Úc Châu
Sinh ngày 22-11-1932 tại Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam(Trung Việt).
Đã tổ chức những cuộc Triển lãm chung với các họa sĩ khác ở Hội An, Đà Nẵng, Huế.
Đã gởi tranh triển lãm ở New York, Washington do sự đỡ đầu của các họa sĩ đàn anh ngoại quốc.
Được giải thưởng danh dự về Trang trí năm 1958.
Hiện đang kèm cho các ngoại kiều môn tự học về Hội họa và giáo sư Hội họa cho các trường Trung học ở Phong Dinh (Cần Thơ).
Đang điều khiển một phòng vẽ quảng cáo và Trang trí ở Phong Dinh.

Phần trả lời của Họa sĩ Vũ Hối


I. Theo tôi thì ngành Hội họa của nước Việt ta nhận xét qua các cuộc triển lãm ở trong nước có đủ xu hướng. Còn riêng tôi, tôi chưa dám cho xu hướng nào đáng kể nhất, vì hiện các xu hướng còn đang tiến triển và cố giành lấy phần thắng thế về mình. Chẳng khác nào trong một cuộc chạy đua băng đồng, ta chỉ mới chứng kiến phút mới khởi đầu.

Phần tôi, tôi hiện đang đứng ở ngã ba đường, chưa biết mình nên theo xu hướng nào, nhưng tôi đang cố gắng tìm một đường lối riêng biệt.
Sau nhiều lần nhận xét đồng bào thưởng thức tranh, tôi có thể nói rằng họ đã có một con mắt nhận xét khá tinh vi, và họ không còn dễ dãi như trước nữa. Họ luôn luôn muốn tìm một cái gì mới, lạ trong tranh của ta.
Theo chỗ tôi được biết, công chúng xem tranh hiện giờ có thể chia làm hai phái.
Một phái thích "cảm" một bức tranh đẹp khi họ thấy bức tranh đó, họ hiểu được, màu sắc dịu dàng, đúng với sự thật. Còn một phái thích những cái gì tân kỳ, họ ưa tìm tòi, đứng trước một bức tranh có những màu sắc lạ, có lối bố cục mới, có kỹ thuật độc đáo, làm họ phải suy ngẫm hàng giờ, dang xa, lại gần, đứng góc này nhìn, qua góc nọ ngắm, rồi một khi họ đã"khám phá" được dụng ý của nghệ sĩ, họ đã thông cảm được tình, những ý mà họa sĩ muốn diễn tả bằng một nghệ thuật chẳng giống ai, thì họ rất lấy làm thích thú.

Vậy thì người sáng tác tranh nên "phục vụ" phái nào đây? Số đông dễ dãi, hay số ít khó khăn?
Đến đây, xin anh cho phép tôi nói đến cái "tôi" một chút. Trong các cuộc triển lãm, tôi có trưng bày một số tranh vẽ theo nguồn cảm xúc của tôi, diễn tả hơi khác lề lối cổ điển; có nhiều bạn xem, không hiểu hay hiểu mà không biết có đúng không, đích thân họ tìm tôi để nhờ tôi giải thích, cả phần hình thức lẫn phần nội dung của cả những bức tranh ấy. Chắc anh cũng rõ giảng tranh mình là điều tối kỵ. Tôi không ngại điểm mình "đề cao" mình, bởi lẽ giải thích là nói lên trường hợp sáng tác, dụng ý của mình, chứ không phải là tự khen mình dùng màu này nó hay, mình vẽ lối này nó đẹp. Hay, đẹp, đó là thuộc về quyền của người xem tranh, nhà phê bình chuyên môn hay người thưởng thức tài tử. Nhưng vì lẽ khi tô màu lên vải, tôi đã gởi gắm nhiều ý, nhiều tình, lắm khi những đòi hỏi, những ước mơ, có những cái rất riêng tư, rất tế nhị, mình ngại ngùng nói ra. Mà có muốn giải thích đi nữa, chẳng biết các bậc đàn anh, các bạn của tôi ra sao, chớ tôi thì thấy lời nói của mình không đủ để diễn tả. Giải thích e mình lại phụ mình!

Tôi cũng như phần đông người xem tranh quan niệm rằng một bức tranh phải chứa đựng một cái gì trong đó, "nói lên" một cái gì, nghĩa là làm sao cho người xem tranh không dửng dưng. Tranh "đẹp" theo tôi là ở điểm đó.
Tôi nghĩ mình vẽ và đem triển lãm là mình có tham vọng được người ta hiểu. Có hiểu, người thưởng ngoạn tranh mới thấy đẹp, và khiến họ càng tìm hiểu tác phẩm đã làm họ thích thú, do đó họ tìm hiểu Hội họa thêm.
Cho nên vì vậy mà tranh của tôi có ba loại: loại cựu, loại tân (tôi tạm gọi là thế), và loại dung hòa giữa tân và cựu. Đành rằng nghệ sĩ thì phụng sự nghệ thuật, nhưng mà xa cách công chúng quá, để đến nỗi họ ngơ ngác và lánh xa thì e mình lại phụ nghệ thuật chăng, vì nghệ thuật vốn do người mà có, chẳng lẽ lại tách xa người?

Khi nào có dịp xuống miền Tây, mời anh ghé chơi nhà vẽ của tôi, anh sẽ thấy tôi là người"ba lối". Phần nhiều tranh tôi, nhìn thấy là hiểu ngay, một số sáng tác theo lối suy tưởng của riêng tôi với kỹ thuật hoàn toàn mới, và một số kết hợp cả cổ điển và tân thời, không dễ hiểu nhưng cũng không bưng bít.
"Có người mà cũng có ta", chẳng hiểu tôi có đạt được điều tôi mong muốn này chăng?

Người ngoại quốc mua tranh của tôi, thì họ thích những bức tranh sáng tạo theo lề lối cổ điển, có những gì riêng biệt của địa phương mình: hoặc đường nét, hoặc màu sắc, hoặc cảnh. Tôi nghĩ hay vì họ quá mới nên họ thích cái gì cổ, đó cũng là một lối thời thượng chăng?

II. Dầu sao, tôi thấy Dân tộc tính trong tranh là điều cần, vì có thế ta mới có một cái gì khác biệt, nhưng chẳng phải Dân tộc tính là nệ cổ, cứ đi theo những con đường mòn có sẵn, không tìm tòi, không khám phá, không học hỏi thêm. Tôi muốn nói: cái gia tài ta được hưởng, ta phải làm nó sinh sôi nảy nở. Và ai cấm ta vừa giữ cái hồn nhiên của Dân tộc vừa theo những kỹ thuật tân tiến, để tác phẩm của mình đáp ứng đúng những đòi hỏi của cuộc sống mới, rộng, quốc tế thời nay, vừa rung động được người cùng nòi giống?

III.Nói ra chắc ông anh thông cảm mà chẳng cười: những bức tranh của tôi quả là kết quả của mồ hôi, huyết lệ của tôi, không hơn không kém. Tôi không quan trọng hóa mà cũng không bi đát hóa sự việc, vì ngoài những giờ làm việc miệt mài ở sở, tôi về nhà, bỏ cặp ra là loay hoay vẽ, có khi phải cầm cọ, tô màu đến hai giờ sáng. Bức tranh tôi đã nhìn ngoài đời, đã nghiền ngẫm trong tâm trí từ mấy hôm trước, nay nó nhảy múa, lồng lộn trong tiềm thức, hoạt động trong vô thức và tiềm thức, bắt tôi phải thực hiện sớm chừng nào hay chừng ấy. Có khi nó là một mảnh tâm lý của mình. Và ở đây, theo tôi, Hội họa mang bản ngã chủ quan của nghệ sĩ hơn văn chương nhiều. Và nếu tôi chậm trễ ghi lại hình ảnh ấy, tức là bỏ lỡ cơ hội vì giây phút thai nghén chín mùi ấy tan đi, là hỏng việc. Nếu lúc ấy qua rồi mà gắng gượng vẽ lại, thì cũng sẽ tạo một bức tranh vô vị, vô duyên, chỉ có màu sắc vô tư chứ không còn có con người tôi trong ấy nữa. Đúng là "mỗi bức tranh là một trạng thái tâm hồn" và tôi nhớ câu nói của bà Công tước De Noailles sao mà đúng thế!
"Jamais nous n'aurons notre âme de ce soir" (Còn bao giờ ta tìm lại được tâm hồn của ta chiều nay nữa).

IV. Chọn bức tranh nào tôi thích nhất, là điều đã làm tôi khó nghĩ. Bởi lẽ vẽ xong bức tranh nào là tôi thấy nhẹ nhàng khoan khoái, như bà mẹ sau khi cho đứa con thấy ánh sáng mặt trời, nhưng rồi sau, vẽ xong bức khác, tôi lại thấy bức mới này làm tôi ưng ý hơn!
Tôi xin gởi anh hai bức tranh tương đối tôi ưng ý.
Bức "Bờ biển Quy Nhơn" gợi lại trong tôi niềm nhớ quê hương dằng dặc và một bức loại siêu thực tôi vừa vẽ xong, trong đó tôi cố diễn tả niềm "Say nhạc".

V. Tôi có ba nguyện vọng thiết tha:
- Một là chính phủ lập viện Bảo tàng để giữ tranh giá trị họa sĩ trong nước và ngoài nước; được thế sẽ có ích lợi biết bao cho những họa sĩ muốn học hỏi thêm và những người xem tranh thiếu phương tiện hoặc ít thì giờ.
- Hai là có những cuộc triển lãm ở các tỉnh để đồng bào lục tỉnh cũng có dịp thưởng thức tranh như đồng bào ở thủ đô vậy.
- Ba là báo chí sẵn sàng giới thiệu các cuộc Triển lãm Hội họa, viết bài giới thiệu, phê bình, mở rộng cột báo cho Họa sĩ phát biểu ý kiến, thì có lợi cho giới Hội họa và người mến Hội họa.



Họa sĩ TRẦN VĂN QUANG


Sanh ngày 22-2-1934 tại làng Lại Trì, tỉnh Thái Bình (Bắc Việt).
Chính thức bước vào ngành vẽ Quảng cáo và Trang trí năm 1950.
Năm 1955, theo học trường Cao đẳng Mỹ thuật Quốc gia một thời gian, nhưng vì hoàn cảnh, phải bỏ ngang.
Từ đó, tư học hỏi.
Đã Triển lãm nhiều kỳ:
Chung với Phạm Huy Trường tại phòng Triển lãm Đô thành năm 1960; dự các cuộc Triển lãm do hội Văn hóa Việt Nam và Văn hóa vụ tổ chức, dự Triển lãm Stanvac (1961).
Riêng tại phòng Triển lãm Đô thành, do hội Khổng học Việt Nam bảo trợ (1960), tại Long Xuyên và Cần Thơ (1961) v.v.
Dùng "sơn mài nhân tạo" do kỹ thuật gia Phạm Văn Thành sáng chế mà sáng tác trên 60 bức tranh theo cả hai lối kỹ thuật hội họa phổ thông và kỹ thuật sơn mài thiên nhiên (đã triển lãm họa phẩm và mỹ phẩm vẽ với "sơn mài nhân tạo" trong cuộc triển lãm "Sơn mài Mỹ - Á" năm 1961).
Giữa năm 1962, về miền Trung để lần lượt triển lãm ở Đà Nẵng, Huế, Đà Lạt, Nha Trang, Phan Thiết.
Bức tranh sơn dầu "Hoàng Hôn" được bằng danh dự cuộc Triển lãm hàng năm do hội Văn hóa Việt Nam tổ chức (1960).
Được giải thưởng Stanvac (1961).
Có tranh được chọn gửi dự các cuộc triển lãm ở Mỹ (Cầu chữ Y), Pháp (Sông Thị Nghè), Mã Lai...

Phần trả lời của Họa sĩ Trần Văn Quang


I. Tôi thấy Hội họa hiện ở nước ta xu hướng nào cũng có, và đều làm người quan tâm đến ngành nghệ thuật này phải chú ý, nhưng tiếc một điều là chưa có xu hướng nào có những thành công nổi bật.
Riêng tôi, lối nào tôi cũng thích, và tôi vẫn cố học như ngày mới bước vào nghề, mong sẽ rút tỉa được những điều hay để có thể dựa vào đó mà tìm ra được cái gì mới lạ chăng.

Còn việc áp dụng thứ sơn mới do anh bạn Phan Văn Thành sáng chế mà chúng tôi tạm gọi là "sơn mài nhân tạo" (laque artificielle hay laque esthétique), thì tôi mới ở thời kỳ dọ dẫm. Tôi rất mừng mà thấy có một chất sơn giống sơn mài, mà lại đủ màu như sơn dầu, cách sử dụng không khó khăn, không tốn kém mà lại rất bền. Tôi mong rằng nền Hội họa và ngành tiểu công nghệ nước nhà sẽ nhờ chất liệu mới này mà thêm một sắc thái mới, mà nhất là mỹ thuật nhờ đó mà đi rộng vào dân chúng.

II. Dân tộc tính trong Hội họa là một điều cần, mà tính cách Quốc tế trong tranh lại càng cần hơn nữa. Vì tôi nghĩ rằng trước hết, mình phải là mình trước đã, thì màu sắc, đường nét, đề tài, mình phải tận dụng cái vốn mà ông cha và các bậc đàn anh mình để lại, nhưng rồi ta phải tiến theo trào lưu của thế giới, tức là trào lưu "năm châu chung chợ, bốn biển chung nhà", thì cái tiếng nói cửa ta phải cố sao cho khắp mọi người đều hiểu, đều cảm. Thành ra, kỹ thuật và đề tài phải giã từ tính cách địa phương và vươn tới tính cách Quốc tế.
Tôi cho rằng hai lập luận Dân tộc tính và Quốc tế tính bổ túc cho nhau chớ không trái nghịch nhau. Phần tôi, tôi còn đang ở giai đoạn dân tộc.

III. Công trình tìm kiếm và những kết quả của tôi hiện chưa có gì đáng nói. Tôi vẫn đang dò dẫm. Đến nay, lối vẽ của tôi chưa có gì độc đáo, nhưng có điều tôi tự hào, tôi không hề cóp nhặt kỹ thuật của một ai.

IV. Tôi xin gởi hai ảnh chụp lại hai bức tranh mà tôi thích. Bố cục, màu sắc, đường nét đều đơn giản. Chủ ý của tôi là muốn sao giữa người sáng tác và người thưởng ngoạn, không có sự cách biệt quá xa hay quá sâu. Tôi muốn người thưởng ngoạn tranh có thể hiểu được họa sĩ muốn diễn tả gì, chớ không muốn người xem tranh mệt ngay với kỹ thuật của mình.

Nguiễn Ngu Í

(Tạp chí Bách Khoa)


             
Nguyễn Quốc Tuấn (tư liệu - ảnh lấy từ internet)