Thứ Bảy, 27 tháng 1, 2018

Họa sĩ TRẦN QUANG HIẾU (1938 - 1985)

- Học trường Mỹ nghệ Gia Định, năm 1950 - 1953

IMPRESSIONISM - EXPRESSIONIST/ 
TRƯỜNG PHÁI BIỂU HIỆN - ẤN TƯỢNG



- Sanh ngày 9-10-1938 tại Tân Vĩnh Hòa, tỉnh Sa Đéc (Nam Việt)
- Năm 1954 : Tốt nghiệp trường Mỹ nghệ thực hành SAIGON
- 26-11-1955, du học
- Triển lãm cùng các Họa sĩ thế giới (Exposition à la découverte du Monde)
  ở Hall de la Sorbonne ngày 23-2-1956, tại Paris.
- 1956, Sang Tây Đức mở cuộc Triển lãm mùa Đông (Exposition Winter) tại 2 đô thị lớn 
  Munchen và Regensbung.
- Mở cuộc Triển lãm giao hữu tại Maison de l' Indochine, ngày 25-2-1957dưới sự chủ tọa của
  ông Giám đốc Đông dương học xá Paris.
- 1958, mở cuộc triển lãm chung với một họa sĩ Tây Ban Nha Jean Ping ngày 7-2-1958 dưới 
   sự chủ tọa của ông Phan Khắc Hi, đại sứ  Cộng hòa Việt Nam tại Paris và ông đại sứ Tây 
   Ban Nha, Cujas Rojas.
- 1958, mở cuộc Triển Lãm "Air du Việt Nam" (Paris) với các họa sĩ Việt tại Pháp gồm có: 
   Lê Phổ, Việt Hồ, Lê Bá Đảng, Nguyễn Bôn, ngày 10-4-1958 tại Maison de la Chimie, dưới 
   sự tổ chức của hội thảo thân hữu Việt-Pháp.
- 1959, mở cuộc Triển lãm chung Họa sĩ thế giới ngày 7-11-1959 tại Maison Internationale.
- 1959, mở cuộc Triển lãm mùa Đông tại Galerie Raymond Duncan ngày 5-12-1959, Paris
- 1960, mở cuộc Triển lãm Thủ ấn họa tại Paris, ngày 21-4-1960.
- 1960, , ngày 18-8, mở cuộc Triển lãm tại phòng Thông tin Đô thành, dưới sự bảo trợ của ông
  Bộ trưởng Thông tin, ở Sài Gòn.
- 1961, ngày 18-8, mở cuộc Triển lãm tại phòng Thông tin Đô thành dưới sự bảo trợ của ông 
   Bộ trưởng Công dân vụ, ở Sài Gòn.

Trần Quang Hiếu - Tỉnh Vật, 42 cm x 62 cm, sơn dầu, năm 1960
(Collect Cầu Minh Ngọc)
Họa sĩ TRẦN QUANG HIẾU (1938 - 1985) (*)
- Họa sĩ Trần Quang Hiếu có biệt tài là vẽ rất nhanh và lãng mạn. Họa sĩ thuộc hết cả thơ tiền chiến của Nguyễn Bính và Xuân Diệu. Đôi khi còn thuộc rất nhiều bài trong Đường thi… và biệt tài vẽ ngựa rất đẹp… lại là em vợ của họa sĩ Hà Cẩm Tâm…
“…Có người gọi Trần Quang Hiếu là Hiếu Ngựa vì nó chuyên môn vẽ ngựa. Nó nói trên cõi đời này đẹp nhứt là thiếu nữ và ngựa. Thiếu nữ khỏa thân xỏa tóc có những đường cong tuyệt mỹ. Nhất là thiếu nữ Việt Nam có mái tóc dài thướt tha như đuôi ngựa. Mông ngựa cũng tròn và lung linh như mông người đẹp. Anh em muốn xem Hiếu vẽ ngựa thì phải cho nó uống say ngất ngưởng để nó ngã lên té xuống, chạy quanh bàn nhậu vài chục lần, hý lên mấy tiếng, lúc đó nó vẽ cái gì cũng ra ngựa hết vì ngựa đã nhập vào tâm con người của nó vốn cũng chính là ngựa. Nó vẽ ngựa nhanh như gió, muốn vẽ mấy bức cũng được. Nó bảo đó là thiền học…”
“…Trong đám bạn cùng lớp, Hiếu rất thân với Hà Cẩm Tâm. Tâm làm thơ tình rất khá. Hai đứa thân tình với nhau. Hiếu làm mai cho Cẩm Tâm cưới chị Kim Tước của nó. Báo hại Tâm có gia đình nên phải bỏ học đi làm thầy giáo để nuôi vợ con, không thể tiếp tục theo học nữa. Đến khi tôi lên Cao Đẳng Mỹ Thuật học gần ra trường mà Hiếu vẫn còn lẹt đẹt học luyện thi ở lớp dự bị…”
“….Ông Lê Văn Đệ, một họa sĩ lớn nhưng đối với ngành sư phạm, ông cũng rất thiếu sót. Ông Đệ vừa làm Giám Đốc trường vừa phụ trách các lớp căn bản. Ông rất nóng tánh và rất gàn. Đối với đám Đinh Cường, Trịnh Cung, Lê Tài Điển và Mai Chững, anh em này thích vẽ lối mới, vẽ con người thiếu nữ dài lều nghều. Họ bảo là cách điệu và hóa thân nó ra thành giấc mơ khiến ông Lê Văn Đệ nổi nóng, tập hợp mấy sinh viên này lên phòng Giám Đốc nói chuyện. Ông Đệ bảo:
- Cái ngành nghệ thuật này nó nặng về tình cảm. Trong đám sinh viên trường Mỹ Thuật Sài Gòn, đứa nào đã làm cho tao ghét rồi thì nên đừng cho tao thấy mặt nữa, phải tìm cách cút ngay.
Báo hại đám này hoảng hốt, ôm hành trang ra Huế thi vào trường Mỹ Thuật ở Cố Đô. Vả lại, trường Huế mới thành lập. Ở đây đang thiếu sinh viên và thiếu cả giáo sư phụ trách vì nằm ở vùng hỏa tuyến.
Riêng Trần Quang Hiếu có tật vẽ nhanh như gió. Một hôm ngồi sửa bài cho Hiếu, ông Đệ thỏ thẻ tâm sự. Ông nói:
- Hiếu à! Thầy nói em nghe. Gia đình em đã trải qua ba đời nổi tiếng với nghề làm thợ mã ở tỉnh Sa Đéc. Em có học gì nữa cũng vẫn làm ông thợ mã. Thầy không thể nào dạy em được nữa. Dạy em cũng chỉ vô ích thôi.
Cũng tại câu nói này khiến cho ngày hôm sau Hiếu bỏ học ngay, không ghé vào trường nữa. Thật tình mà nói, họa sĩ Lê Văn Đệ đúng ra là một nghệ sĩ đích thực chớ không phải là nhà mô phạm….”
“…Trong chiến tranh Việt Nam, họa sĩ Hà Cẩm Tâm hốt bạc. Anh ta làm giàu nhờ cho tranh xuống đường bán cho lính Mỹ như chị Thúy Liễu vợ của họa sĩ Huỳnh Văn Phụng. Tâm còn bắt chước theo Trần Quang Hiếu vẽ bầy ngựa hoang bán rất chạy. Hà Cẩm Tâm vẽ tới khuya. Hiếu bảo là Hà Cẩm Tâm đang vẽ giấy bạc. Anh ta là xác ướp nuôi con, là một nấm mồ biết đi. Chị Cẩm Tước của Hiếu lấy Hà Cẩm Tâm như vậy rất hạnh phúc….”
“…Ngày đó, tôi vừa mới ở tù ra cũng vì tội vượt biên trái phép. Mất cả vàng bạc vốn liếng mà còn phải nằm ấp hơn năm rưỡi. Nay được anh họa sĩ đàn em cho đi không tốn tiền thì mừng hết cỡ, còn gì bằng. Vi Vi có nói:
- Anh Đệ à! Tụi em sẽ cho anh vượt biên lần này không phải đóng tiền. Với điều kiện là mỗi chiều anh ngồi nhậu ở quán nào phải cho em biết địa điểm. Tụi em hành quân chớp nhoáng, có chiếc xe jeep đến xúc là anh phải đi liền đó nghe.
Tôi thường ngồi uống rượu với họa sĩ Nguyễn Khắc Vinh nơi bãi đất trống của xóm Vườn Xoài. Gặp Trịnh Thanh Tùng bút hiệu Tên Lửa vốn là đặc công nằm vùng, học trò của Nguyễn Khắc Vinh. Tùng đến đề nghị đổi địa điểm đến chỗ nhậu khác. Nó sẽ khao ông thầy một chỗ có rượu ngon, gái đẹp. Đám này vừa kéo đi thì chiếc xe jeep đến không gặp, phải chạy thẳng luôn. Đến tháng sau, Vi Vi ở bên đảo Ga Lăng viết thơ về cho biết đã thuận buồm xuôi gió…..”
(*)-Trích từ: Hiếu Đệ - Bên đục bên trong - 2004

Tư liệu Hoạ sĩ Kao Dũng


   Nguyễn Quốc Tuấn (tư liệu - ảnh)

Họa sĩ CỔ HOÀNG THI (1939 - 2014)

- Học Mỹ nghệ Gia Định, năm 1956 - 1959
- Tốt nghiệp Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn 1965

IMPRESSIONISM - EXPRESSIONIST/ 
TRƯỜNG PHÁI BIỂU HIỆN - ẤN TƯỢNG








Nguyễn Quốc Tuấn (tư liệu - ảnh)

Thứ Bảy, 13 tháng 1, 2018

Họa sĩ DUY LIÊM (1914 -1994)

- Học Trường Mỹ nghệ Gia Định, khóa 1933 - 1937

IMPRESSIONISM - EXPRESSIONIST/ 
TRƯỜNG PHÁI BIỂU HIỆN - ẤN TƯỢNG
















 (ảnh tư liệu Sai Gon Antique - Nhà sưu tập Phạm Hoàng Việt)
 (ảnh tư liệu Sai Gon Antique - Nhà sưu tập Phạm Hoàng Việt)

Collection by Dinh Trong Hieu








Collection by Cau Minh Ngoc







Collection by Huyen Nguyen













K





G