Thứ Sáu, 18 tháng 12, 2015

Họa sĩ HUỲNH PHƯƠNG ĐÔNG (1925 - 2015)

- Học trường Mỹ nghệ Gia Định, năm 1940 - 1945

SOCIALISM - REALIST/

TRƯỜNG PHÁI HIỆN THỰC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA



-Tên thật : Huỳnh Công Nhân
- Sinh 22-4-1925 tại Bình Hòa - Gia Định
- Học trường Cao đẳng Mỹ thuật Hà Nội từ năm 1957 - 1963
- Tham dự triển lãm các nước Đông Âu từ năm 1957 - 1975
- Triển lãm tranh lụa và màu nước tại Cu Ba năm 1981, tại Ba Lan năm 1986
- Tham dự triển lãm Mỹ thuật toàn quốc từ năm 1957 đến 1992
- Có tranh trưng bày ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Tp.HCM, Long An, Đồng Tháp 
  và Bảo tàng Quân đội Nhân dân Việt nam vể đề tài chiến đấu.
Các Giải thưởng :
* Giải Nhất triển lãm tranh cổ động toàn quốc năm 1976
* Giải Nhất tranh ký họa về Côn Đảo và ba Son tại triển lãm Mỹ thuật Tp.HCM năm 1979.
* Huy chương Bạc tại triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 1985.
* Huy chương Đồng tại triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 1990.

Bến sông Cái Sơn










    Nguyễn Quốc Tuấn (tư liệu - ảnh)




Thứ Bảy, 17 tháng 10, 2015

Họa sĩ TỐ PHƯỢNG (1936)

- Học trường Mỹ nghệ Gia Định năm 1952 -1955
- Sinh năm 1936 tại Gia định
- Tốt nghiệp Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn năm 1959. 
- Giáo sư Trường Nữ Trung học Gia Định từ năm 1959 cho đến nay.
- Năm 1961 Huy chương Đồng Triển lãm Hội họa mùa Xuân Tân Sửu do Nha Văn hóa và Mỹ 
  thuật tổ chức.
- Năm 1971 Triển lãm chung với họa sĩ Tố Oanh tại Hội Việt Mỹ.
  Họa sĩ chuyên sáng tác tranh lụa với những đường nét thanh tú, dịu dàng.





Tố Phượng - sưu tập Lê Vượng



   Nguyễn Quốc Tuấn (tư liệu - ảnh)

Thứ Tư, 2 tháng 9, 2015

Họa sĩ HUỲNH VĂN GẤM (1922 - 1987)

-  Học trường Mỹ nghệ Gia Định, năm 1940



SOCIALISM - REALIST/TRƯỜNG PHÁI HIỆN THỰC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA






Nguyễn Quốc Tuấn (tư liệu - ảnh lấy từ internet)

Họa sĩ LƯU ĐÌNH KHẢI (1910 - 1997)



Họa sĩ LƯU ĐÌNH KHẢI
- Sinh ngày 12/ 04/ 1910 tại Phước Lợi - Long An
- Mất ngày 06/01/1997
- Tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, Khóa 1928 - 1933
- Hiệu trưởng  Trường Mỹ nghệ thực hành Gia Định, từ năm 1947 - 1965
- Hiệu trưởng  Trường Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn, từ năm 1968 - 1970
 






 tranh trưng bày tại Bảo tàng TP.HCM

Biên Hòa - 16.10.2012

Chào chú Trung, chú Tuấn.

Cháu nghiên cứu Trường Mỹ nghệ Biên Hòa nên dữ liệu về Trường Vẽ Gia Định cũng như Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn cháu không có. Để cháu tìm hiểu thêm. Hiện nay theo cháu biết thì nhà nghiên cứu hàng đầu về lịch sử Trường ĐH Mỹ thuật Tp. HCM là ông Uyên Huy - Huỳnh Văn Mười.

Cháu gửi 2 chú 1 bài viết về nhà giáo - họa sĩ Lưu Đình Khải của tác giả Uyên Huy - Huỳnh Văn Mười. Bài viết này được đăng trên tạp chí Mỹ thuật Thời Nay (tạp chí của Hội Mỹ thuật Việt Nam) xuất bản tháng 01 - 1998 (tạp chí số 17) - Tết Mậu Dần.

Trước đây (vào năm 2003) khi còn học ở Trường Cao đẳng Mỹ thuật Trang trí Đồng Nai cháu photocopy lại cuốn tạp chí này ở thư viện nhà trường, nay cháu scan lại từ bản photocopy nên file ảnh không đẹp và sắc nét lắm. Mong 2 chú thông cảm.

Chúc 2 chú nhiều sức khỏe và nhiều niềm vui trong cuộc sống.

NGUYỄN MINH ANH.





Nguyễn Quốc Tuấn (tư liệu - ảnh)


Thứ Tư, 20 tháng 5, 2015

Ceramist KHƯU ĐỨC (1947)

-  Học trường Mỹ nghệ Gia Định, năm 1962 - 1969
- Tên thật: Khưu Tài Đức
- Sinh năm 1947 tại Sài Gòn Việt Nam
Học Mỹ thuật
1962 - 1969   Trang trí Mỹ thuật Gia Định Việt Nam
1976 - 1980   Cao đẳng Mỹ thuật Bắc Virgnia, các ngành:
                        - Mỹ thuật Thương mại
                        - Gốm
1986 - 1990   Hiệp hội Nghệ thuật New york và Virgnia, ngành:
                        - Gốm

Giải thưởng
1992               Năm giải tuyên dương danh dự từ Hiệp hội Gốm Bang Virginia

Hội viên 
từ năm 1988 Thành viên Trung tâm thiết kế Washington D.C. Hoa Kỳ
từ năm 1993 Hội viên Hội Nghệ thuật Gốm Bang Virginia Hoa Kỳ
                         Hội viên ISC (International Sculture Center). Hoa Kỳ

Các Bộ Sưu tập
      Mỹ              San Jose, CA.; Los Angeles, CA.; New york, NY, Boston, MA;
                         Washington Metropolitan Area
      Nhật           Tokyo
      Cannada   Montreal
      Pháp          Paris, Lyon
      Việt Nam   TP. HCM

Phòng Trưng bày
                       The Washington Design Center
                       Washington D.C. USA
                       SaiGon Gourmet
                       Washington D.C. USA
                       Taste of SaiGon
                       Rockville MD USA









Gốm Raku của Khưu Đức - Nguồn của Họa sĩ Pham Ngọc Phước 17-05-2015

Raku – một dòng gốm nổi tiếng của Nhật gắn với đời sống các trà nhân, ra đời từ thế kỷ XVI. Đến thế kỷ XX, Việt Nam cũng có một người nghệ sĩ gốm Raku, với nhiều tác phẩm được giải thưởng do Hiệp hội Gốm bang Virginia – Hoa Kỳ trao tặng. Đó là Khưu Đức, người tiên phong đưa gốm mỹ thuật đến với đời sống Sài Gòn từ những năm 1990.
Học Mỹ thuật Gia Định (1962 – 1969), sau đó sang Mỹ định cư, tiếp tục theo học trường Mỹ thuật Bắc Virginia ở ngành Mỹ thuật thương mại và Gốm (1976 – 1980), đây cũng là nền tảng ban đầu để hình thành nên một nghệ sĩ gốm Raku Khưu Đức, với lối thể hiện các tác phẩm bằng kỹ thuật Nhật Bản, nhưng phong cách và mỹ thuật tạo hình là sự sáng tạo và cá tính mang dấu ấn riêng .
Nhớ lại những năm 1990, sau khi được vinh danh ở Hoa Kỳ với các giải thưởng về dòng gốm Raku do anh chế tác, Khưu Đức trở về Việt Nam, lập phòng triển lãm lấy tên là Clay Gallery, anh kể lại: “Tôi khẳng định tên tuổi ở Mỹ, nhưng khi trở về Việt Nam, tôi nhận ra đây mới chính là nơi hoàn hảo để thể hiện những thăng hoa trong cảm xúc và suy nghĩ của mình lên gốm”.

Sự trở về của Khưu Đức cùng với gốm Raku đã đem lại một làn gió mới trong làng gốm mỹ thuật Việt khi ấy còn sơ khai, chưa mấy ai chú ý. Khưu Đức đem các tác phẩm gốm Raku trưng bày tại các khách sạn, resort sang trọng dọc từ Hội An đến Đồng bằng sông Cửu Long, lập lò gốm tại TP.HCM để ngày ngày tiếp tục cuộc chơi với đất, men và lửa, tạo nên những khúc biến tấu Raku đầy ngẫu hứng.
Dành thời gian ở Việt Nam nhiều hơn ở Hoa Kỳ, Khưu Đức có lý khi giãi bày rằng: “Tôi sáng tác nhờ vào môi trường, kinh nghiệm và vốn sống khi có cơ may được đi khắp đó đây. Nhưng điều rõ rệt nhất chính là quê hương, nơi không thể rời xa được”. Bởi thế, khi nhìn các tác phẩm gốm Raku của Khưu Đức, dễ thấy trong đó những tâm tư, tình cảm, khi thì tĩnh tại một vẻ thiền, trầm mặc, ưu tư, nhưng có lúc lại quằn quại, đau đớn cùng nét tạo hình và màu sắc đan xen… Mỗi tác phẩm của Khưu Đức đều là độc bản, tính ngẫu hứng và sự sáng tạo luôn là yếu tố chủ đạo trong ngôn ngữ sáng tác của Khưu Đức.

Cách tạo hình và sử dụng men trên gốm của Khưu Đức mang đầy hơi thở đương đại, nhưng ẩn trong đó vẫn là những nét Á Đông, mộc mạc và thuần khiết. Lý giải về ngôn ngữ chế tác gốm ấy, anh chia sẻ: “Tôi thích những đường nét trong nghệ thuật thư pháp, và vận dụng nó để gửi cảm xúc của mình lên gốm, khi sổ thẳng, khi rạn nứt, khi ngoằn ngoèo, bóp méo, in đậm những lằn roi… Bởi tôi quan niệm trong cái xấu, có cái đẹp. Thoạt nhìn vào tác phẩm của tôi, sẽ thấy ở đó thiếu sự trọn vẹn, không đồng nhất, chỗ óng ả, chỗ rạn nứt, chỗ loang lổ… nhưng tổng thể là sự kết hợp của tạo hình và men gốm để đem lại nét hài hòa cho tác phẩm. Đấy mới là gốm mỹ thuật Khưu Đức, chứ hoàn chỉnh và chỉn chu quá, thành gốm công nghiệp mất”.
Chế tác gốm, với Khưu Đức chỉ là một cuộc chơi, và anh cũng tự nhận mình là gã lãng tử, ham chơi với gốm mãi mà vẫn chưa biết chán. Clay Gallery nay ở trên đường Phạm Văn Chiêu, quận Gò Vấp chính là ngôi nhà nhỏ, là phòng trưng bày, là lò gốm, và cũng là sân chơi của riêng anh, để ngày ngày một mình vui cùng những tác phẩm gốm Raku đầy ngẫu hứng, giống với phong cách sống bay bổng mà bạn bè thấy được ở anh – người nghệ nhân Việt chế tác gốm Raku.

Nguồn : Lam Phong


Gốm mỹ thuật của Khưu Đức hoàn hảo từ tổng thể, lối trang trí trên cốt gốm là các điểm nhấn đậm nét nghệ thuật thư pháp
 
 Gốm Raku của Nhật gợi nhớ đến chén trà, riêng với Khưu Đức, ấm trà là một mảng đề tài phong phú trong chế tác gốm Raku

 Một bộ trà đầy đủ với khay và ấm chén cùng lối tạo hình, đường nét và lối phủ men mang đầy hơi thở đương đại
  Ngôn ngữ thể hiện lên gốm Raku của Khưu Đức là những đường nét mạnh mẽ, rắn rỏi, kết hợp với lối phủ men không đồng nhất
Tính độc bản là một hướng đi riêng trong chế tác gốm của Khưu Đức


Nguyễn Quốc Tuấn (tư liệu - ảnh)