Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2018

Họa sĩ HỒ HỮU THỦ (1942)

Giáo sư Sơn mài, Trường Cao đẳng Mỹ thuật  Sài Gòn - trước 1975


POEM IMPRESSIONISM - EXPRESSIONIST/ 
TRƯỜNG PHÁI BIỂU HIỆN - ẤN TƯỢNG THI CA
(KHUYNH HƯỚNG MARC CHAGALL)



IMPRESSIONISM - EXPRESSIONIST/ TRƯƠNG PHÁI BIỂU HIỆN - ẤN TƯỢNG
(KHUYNH HƯỚNG THEO DANH HOẠ MODIGLIANI VÀ MARC CHARGALL)



 





Nhà báo Phan Hoàng phỏng vấn Hs,Hồ Hữu Thủ , 
về các Họa sĩ Đương đại hiện nay
















Hồ Hữu Thủ – Trong thế giới Vô ngôn của Hội họa
BỞI NGUYÊN HƯNG VÀO NGÀY 21 THÁNG 5 2012 LÚC 11:35 CHIỀU ·
Nguyên Hưng (NH) : Có ý kiến cho rằng, hội họa hiện đại quá khó hiểu với công chúng. Khó hiểu là do sự bí hiểm của ngôn ngữ hội họa, sự cao siêu của tư duy hội họa, tại công chúng không được trang bị kiến thức hội họa, hay còn một lý do nào khác?

HS Hồ Hữu Thủ (HHT) : Chính tôi, tôi cũng không hiểu hội họa của mình là gì – nếu đặt vấn đề là phải hiểu. Bằng ý niệm, không chỉ hội họa mà cả nghệ thuật nói chung cũng trở thành khó hiểu. Nghệ thuật là cảm nhận. Ngày xưa tôi vẽ cái mà tôi nhìn thấy và rung động. Tôi dừng vẽ khi có cảm giác tác phẩm đã đủ đẹp. Tuy nhiên sau đó, tôi nghĩ rằng nghệ thuật không phải là tài khéo léo bày biện, mô tả, và tôi lại muốn vẽ cái mà tôi suy nghiệm. Tôi muốn tranh mình có một nội dung triết lý. Hội họa với tôi là tập hợp những tín hiệu tạo hình mà tôi có thể giải thích rất riêng bằng từ ngữ. Nhưng rồi trong sự tiến hóa nào đó của tâm thức, tôi nhận thấy rằng suy lý chứa đầy mâu thuẫn, mâu thuẫn với những suy lý của người khác và mâu thuẫn với những suy lý của chính tôi… Những mâu thuẫn đó cản trở sự cảm thông và làm tôi mất tự tin. Lúc này, tôi cảm nhận sáng tạo của mình, ngay trong nội tại, vẫn là một tự do tương đối vì lệ thuộc đối vật. Sự sắc sảo và quyết liệt của lý trí không song hành với sự bao dung, thuần hậu của tâm thức và rất xa với sự cân bằng trong đời sống tinh thần. Tôi cảm thấy mình trưởng thành, như là giác ngộ trong Phật giáo. Từ đó, tôi vẽ như thực hiện số phận của mình. Nói đúng hơn, tôi phóng chiếu hình tượng bản thân bằng sự rung động của tâm hồn. Tranh tôi là vậy, bao giờ cũng mới – ít ra đối với chính tôi. Tôi không chờ đợi sự hiểu, nhưng tôi tin vào cảm nhận. Nói chung hội họa hiện đại khó hiểu, bởi trong cái nhìn của chúng ta vướng mắc vào ý niệm. Điều này rất thường tình, thật đáng tiếc.
NH : Trong thông cáo báo chí Giải thưởng Mỹ thuật Việt Nam ASEAN của Tập đoàn các Công ty Philip Morris có đề cập đến vấn đề cuộc thi dẫn đến công nhận nghệ thuật. Điều này có ý nghĩa thế nào đối với những nghệ sĩ sáng tác?
HHT : Có thể nói ngay, điều này chỉ có ý nghĩa trong cái nhìn xã hội hoá. Đối với người nghệ sĩ, sự trung thực; chân thành quan trọng hơn nhu cầu được công nhận. Người Á Đông xưa nói : Tại thiên thành tượng, tại địa thành hình. Như vậy thì hình-tượng-tôi trong hội-họa-tôi không phải là cái gì biệt lập mà nó chính là một thực tại độc lập trong một tương quan không gian đương đại chắc hẳn có sự cảm thông, đồng cảm, đó là hình thức tuyệt vời của sự công nhận. Nếu có sự đáng tiếc không hiểu nhau, theo tôi nghĩ, do những nguy cơ từ trong môi trường văn hóa – giáo dục vây phủ con người. Xét về mặt tinh thần, đáng lý ra con người phải có gốc rễ từ trong mảnh đất đã sinh ra và nuôi dưỡng mình với những nhu yếu và khát vọng tự nhiên của mình. ở đây không có sự phân biệt cao thấp mà chỉ có tình thật. Nhưng trong thời đại thông tin rộng mở hiện nay, gốc rễ con người lại giăng ngang trên mặt bằng tri thức và ý thức đồng đại. Mặt bằng sẽ khác nhau trong những truyền thống tập quán khác nhau. Nói chung, nếu con người trần trụi hơn, giản dị hơn thì sẽ hiểu nhau hơn, không cần phải qua một trung gian hòa giải nào cả.
NH : Tri thức, kinh nghiệm, những ảnh hưởng của hội họa Đông – Tây có ý nghĩa gì trong sáng tác của anh?
HHT : Tri thức, kinh nghiệm, những ảnh hưởng thường triệt tiêu tính sáng tạo. Nó sẽ rất tốt nếu giúp nghệ sĩ phát hiện và đào luyện chính mình. Nhưng nó phải được chuyển hóa thành một thứ năng lượng-nội sinh. Chỉ có năng lượng-nội sinh mới có tự do. Và chỉ có tự do mới có nghệ thuật.
NH : Còn vấn đề dân tộc tính?
HHT : Con người thực sự cắm gốc rễ trong lòng đất của mình, trải nghiệm những thử thách và ưu đãi của không gian thời gian mình sống. Có nghĩa, tôi là người của đất nước này, của dân tộc này, đồng cảnh ngộ với đồng bào mình. Bởi vậy, tôi trung thực nghĩa là tôi thực hiện dân tộc tính trong mình.
NH : Chất liệu, đề tài có ý nghĩa thế nào trong sáng tác, theo anh ?
HHT : Chất liệu là phương tiện thể hiện. Mỗi họa sĩ đều có phương tiện phù hợp nhất với mình. Với tôi là sơn mài. Hiện nay, tôi không muốn tranh sơn mài của mình bóng lộn, tôi muốn có bộ mặt sù sì. Tôi đã vẽ như thế. Có người nói với sự tìm kiếm này tôi đã làm một cuộc cách mạng đối với sơn mài. Tôi không nghĩ như vậy. Tôi chỉ muốn mở rộng khả năng biểu hiện của sơn mài. Còn về đề tài, có trước hay sau khi vẽ. Với tôi, đề tài là có sau. Hình tượng, bố cục, hoà sắc nảy sinh thường trực khi tâm hồn tôi mở rộng đón nhận sự vật, những xao động của cuộc sống. Và tôi nắm bắt, thể hiện những rung động của mình. Tôi thêm màu này, sửa chi tiết kia… Tôi cảm nhận nó trong từng khoảnh khắc như bà mẹ theo dõi đứa con trong bụng. Cuối cùng, khi đứa con chào đời, nhìn rõ nó tôi mới có thể đặt tên.
NH : Xin cảm ơn anh.
Bài đã đăng trên báo Thanh niên-1997













Nguyễn Quốc Tuấn (tư liệu - ảnh lấy từ internet)


1 nhận xét:

Nặc danh nói...

Ông ơi!.Cháu xem tranh của ông rồi tranh của ông rất tuyệt. Như tranh của ba cháu vậy