Chủ Nhật, 3 tháng 1, 2021

WORLD FAMOUS ARTIST - DANH HỌA THẾ GIỚI


























CÂY PHẢ HỆ HỘI HOẠ KIỂU MẪU THẾ GIỚI

(Phả Hệ cách đây 60 năm)


1. DELACROIX (nhánh 01) POST IMPRESSIONISTS (Chủ nghĩa Hậu Ấn tượng)
PISSARO. SISLEY. DEGAS. BONNARO. LAYTREC. PORAIN. VUILLAR

2. DAUMIER (nhánh 02) (Chủ nghĩa nguyên thủy)
POST IMPRESSIONISTS (Chủ nghĩa Hậu Ấn tượng)
CEZANNE (Thủ lĩnh)

CUBISTS (Chủ nghĩa Lập thể )
DUCHAMP.  PICASSO. MARCOUSIS  DE LA FRESMAYE.  LE FAUCONNIER. LEGER
GRIS.  BRAQUE. METZINGER. GLEISES

FUTURISTS (Chủ nghĩa Tương lai)
SEVERINI (hữu). MARINETTI (tả)

SURREALISTS (Chủ nghĩa Siêu thực)
LURCAT. SURVAGE. DALI. MIRO KLEE. ERNST

DADAISTS (Chủ nghĩa Dada)
GROSZ (tả)  PICABIA (hữu ) TXARA (hữu)

IMPRESSIONISTS - POST IMPRESSIONISTS (Chủ nghĩa Ấn tượng-Hậu ấn tượng)
SEURAT (Thủ lĩnh)
CROSS.   SIGNAC

3. DAVID (nhánh 03) IMPRESSIONISTS (Chủ nghĩa Ấn tượng)

4. POUSSIN (nhánh 04) IMPRESSIONISTS (Chủ nghĩa Ấn tượng)

5. iNGRES (nhánh 05) POST IMPRESSIONISTS (Chủ nghĩa Hậu ấn tượng)
GAUGUIN (Thủ lĩnh)
VAN GOGH (Thủ lĩnh)

LES FAUVES (Chủ nghĩa Dã thú)
VLAMINCK.  DURESNE.  UTRILLO
FRIESZ.  MATISSE.  DUFY.  DERAIN  ROUAULT

EXPRESSIONIST (Chủ nghĩa Biểu hiện) 
SEGONZAC.  NOLDE
KAMDINSKY.   KOKOSCHKA

ECOLE DE PARIS (Chủ nghĩa Paris)
MODIGLIANI.  PASCIN.  KISLING
CHAGALL   SOUTINE

6. COURBET (nhánh 06) POST IMPRESSIONISTS (Chủ nghĩa Ấn tượng-Hậu ấn tượng)
MANET.  RENOIR.  MONET

7. COROT (nhánh 07) POST IMPRESSIONISTS (Chủ nghĩa Ấn tượng-Hậu ấn tượng)

Eugène Delacroix - La liberté guidant le peuple 

(Sự nổi dậy của quần chúng, cách mạng Tư sản Pháp) 














JOZEF ISRAELS - The Evening prayer (Collection privée - Milan)

Cầu Nguyện vào đêm (Sưu tập riêng - Milan (Italy)

Jozef Israels, né le 27 Janvier 1824 à Groningue et mort à La Haye le 10 aout 1911 (à 87 ans), est un peintre et gravier réaliste néerlandais, père du peintre Isaac Lazarus Israels.





Kyle Stuckey - American Painter



Floris Hendrik Verster (9 June 1861 - 21 January 1927, in Leiden)




























Kroller-Muller - (Museum Otterlo) 



                            





















Ilya Yefimovich Repin (1844 - 1930)






























Ilia Yefimovich Repin (1844 - 1930) Nghệ sĩ Nga nổi tiếng nhất thế kỷ XIX, vị trí của ông trong nghệ thuật tương đương Leo Tolstoy trong văn học. Ông đưa nghệ thuật hội họa Nga trở thành xu hướng chủ đạo của văn hóa châu Âu.























Michael Cheval - Trường phái Siêu thực (Surrealism)



























Drury - Realisttic painting - Trường phái Cực thực (Hyperrealism)
































 




Jean-Michel Basquiat (1960 - 1988)

Trường phải: Graffiti -  Street Arrs (Đường phố) - Primitivism (Nguyên thủy)


Pablo Picasso (1881 - 1973) Trường phái: Lập thể (Cubism) Siêu thực (Surrealism) Biểu hiện (Expressionism) Hậu Ấn tượng (Post-Impressionism) Tân Cổ điển (Néoclassism)




























 






























Vasily Kandinsky (1866 - 1944) Trường phái: Trừu tượng (Abstract) Biểu hiện (Expressionism)

 Hậu Ấn tượng (Post-Impressionism) Hiện đại (Modernism)









Henry Matisse (1869 - 1954) Trường phái: Dã thú (Fauvism)





 

Tamara de Lempicka (1896 - 1980) Varsava - Poland, mất ơi Mexico.
Trường phái: Art Decor (Trang trí Mỹ thuật)


Trường phái: Biểu hiện (Expressionism) Danh họa Áo (gốc Đức)

LI QINGZHAO (1084 - 1151)





























































AMEDEO MODIGLIANI (1884 - 1920)



DAVID BROOKE 

SAMWAIS - Waiting in the library, 54 x 74 cm


          





























ROLF  ERHARDT - Trường phái Tân Siêu thực (Neo-surrrealism)






















PAUL KLEE - Trường phái Trừu tượng (abstract)














































































NICOLAI FECHIN 

Nicolai Fechin (Николай Иванович Фешин, 1881 - 1955) là họa sỹ Mỹ gốc Nga, sinh tại Kazan, con một nghệ nhân làm tranh thánh (icon). Năm 4 tuổi Fechin bị viêm màng não, hôn mê hai tuần. Thày thuốc bó tay, nói chỉ còn cách cầu nguyện phép màu. Cha Fechin xin phép Đại giáo đường Tin mừng ở Kazan cho mượn mang về nhà bức icon màu nhiệm Thánh Mẫu Tikhvinka để cầu nguyện. Sau đó Fechin bình phục. Tuy nhiên bệnh tật đã khiến cậu bé trở nên cô độc và không cởi mở. Có tài vẽ dessin từ nhỏ, Fechin tập trung toàn bộ vào việc vẽ.

Năm 14 tuổi Fechin là học sinh khóa đầu tiên của trường trung cấp mỹ thuật Kazan vừa thành lập. Năm 19 tuổi, tốt nghiệp trường mỹ thuật Kazan, Fechin đỗ thứ nhì vào Họa viện Hoàng gia Saint-Petersburg. Vì nhà nghèo, do cha bị phá sản từ năm ông mới 13 tuổi, Fechin không phải đóng học phí và được ăn trong nhà ăn miễn phí của họa viện. Năm 22 tuổi Fechin trở thành học trò trong xưởng họa của I.E. Repin, đông nhất họa viện, khoảng 70 sinh viên. Tuy không có thiện cảm với Fechin, song nhiều năm sau, Repin đã coi Fechin là họa sỹ Nga tài năng nhất trong số các họa sỹ hiện đại. Năm 1909, bức tranh Fechin vẽ cảnh đám cưới nông dân năm 1908 đoạt giải nhất tại triển lãm mùa xuân của hoạ viện và được gửi tham gia triển lãm tại Munich. Tuy nhiên tại Munich bức tranh này đã không được công chúng và các nhà phê bình đánh giá cao. Một nhà phê bình đã nhận xét như sau: "Thật đáng tiếc rằng họa sỹ này, với tất cả các phẩm chất về hội họa của mình, lại cố tình bóp méo dessin quá mức đến độ nực cười." Cùng năm đó Fechin tốt nghiệp hoạ viện, được giải thưởng đi tham quan nước ngoài (thăm Berlin, Munich, Verona, Venice, Milan, Padua, Florence, Rome, Naples và Viên) và được trường mỹ thuật Kazan mời dạy hội họa và dessin.

Tại trường mỹ thuật Kazan, Fechin dạy vẽ chủ yếu bằng thị phạm và không bao giờ sửa bài của học trò.

Sau cách mạng tháng 10, theo kế hoạch tuyên truyền bằng tượng đài do Lenin đề xướng, Fechin bị bắt buộc phải vẽ một loạt chân dung các lãnh tụ cách mạng (từ ảnh chụp) như Lenin, Karl Marx, Lunacharsky, Trotsky, v.v., không bức nào xuất sắc, vì thiếu động lực tự nhiên.  Fechin kể lại rằng ông cảm thấy năng lực sáng tạo của ông càng ngày càng cùn đi bởi nghệ thuật chỉ được sử dụng cho mục đích tuyên truyền chính trị, khiến việc vẽ không cỏn bất kỳ một ý nghĩa lành mạnh nào.

Từ năm 1921 Mỹ mở một tổ cứu trợ ở Kazan, nơi Fechin sống và dạy vẽ. Các nhân viên của tổ chức này đặt Fechin vẽ chân dung họ với giá tương đương 50 USD một bức. Nhờ sự giúp đỡ của tổ chức này Fechin và gia đình di tản sang Mỹ. Ngày 1 tháng 8 năm 1923 Fechin và gia đình tới New York. Ông không bao giờ quay lại nước Nga nữa.

Ở Mỹ ông dạy học và vẽ chân dung, trở nên giàu có, xây một ngôi nhà to ở Taos (New Mexico). Sau khi nhà xây xong (6 năm trời) thì ông và vợ chia tay vì bà muốn trở thành văn sỹ độc lập. Ông phải để nhà lại cho vợ, vì nhà đứng tên vợ do khi mua đất vào năm 1927, ông chưa có quốc tịch Mỹ. Bà vợ ông không có tiền và cũng không trở thành nhà văn vì cho đến khi qua đời vào năm 1983 chỉ công bố được 1 cuốn sách.

Năm 1934 - 1955 Fechin sống ở California, dạy vẽ và kiếm được nhiều tiền nhờ bán tranh. Ông mua một ngôi nhà to ở Hollywood.
Năm 1938 Fechin đi du lịch sang Viễn Đông, tới Bali (Indonesia), nơi ông sống 5 tháng, sau đó đi Tokyo và Yokohama, trước khi quay về California. Vì thế ông có vẽ một số dessin chân dung người Indonesia, trông nhang nhác giống người Việt Nam. Trong thời gian ở Bali, Fechin nghiên cứu các nguyên tắc hội hoạ Trung Hoa và copy dessin chân dung của Hans Holbein để học cách vẽ chính xác của bậc thày Phục Hưng.

Về cuối đời, sau khi tiền tiết kiệm đã hết, Fechin sống nghèo khổ bằng tiền dạy vẽ tư. Nicolai Fechin qua đời ngày 5.11.1955 tại Mỹ ở tuổi 73. Theo di chúc của Fechin, con gái ông đã đưa tro cốt của cha về mai táng tại Kazan  vào năm 1976. Năm 2011 tro cốt của con gái ông, qua đời năm 2001 tại Mỹ năm 2002, cũng được đưa về mai táng cùng một mộ với Fechin. 

Năm 1983 con gái của Fechin thành lập bảo tàng - nhà Fechin tại ngôi nhà khi xưa của ông ở Taos. Ngày nay bảo tàng này thuộc quỹ tư nhân điều hành Bảo tàng Nghệ thuật Taos và bảo tàng-nhà Fechin. 

Nhiều tác phẩm của Fechin có trong sưu tập của một số bảo tàng ở Mỹ, châu Âu và Nga như Stark Museum of Art ở Texas,  Smithsonian American Art Museum ở Washington D.C., Frye Museum ở Seatle, Harvard Art Museums tại Harvard University ở Cambridge, National Portrait Gallery ở London, và Bảo tàng Mỹ thuật Quốc gia Tatar ở Nga. Nhiều tác phẩm khác của ông hiện thuộc các sưu tập tư nhân.

Các đánh giá về nghệ thuật của Fechin không đồng nhất. Ở Nga, một số người gọi ông là thiên tài. Một số khác coi ông là hoạ sỹ sến, không hiểu và không thích dân tộc Nga, chỉ nhấn mạnh khía cạnh cục súc của mujik Nga, sự ngu ngốc của đàn bà và những hình người phì nộn quái dị. Một số quan điểm ở Mỹ cho rằng ông được nhớ tới chỉ vì đã vẽ người da đỏ.


Cá nhân tôi cho rằng thành tựu lớn nhất trong nghệ thuật của Fechin là các dessin chân dung vẽ bằng than. Biệt tài về kỹ xảo của ông được thể hiện ở lối vẽ các nét sắc trên nền than nhòe, nhờ đó tạo sự tương phản, làm tôn vẻ đẹp của đường nét, và cách cường điệu mang tính biếm hoạ  để nhấn đặc điểm. Mặc dù sự thuần khiết của đường nét và chuẩn xác của hình trong dessin chân dung của Fechin vẫn còn thua xa Ingres, Holbein, hay Dürer, song Fechin có lẽ là hoạ sỹ vẽ dessin chân dung tài nghệ nhất trong số các hoạ sỹ Nga kể từ Alexander Ivanov.

Trong hội hoạ, Fechin được coi là một hoạ sỹ Ấn tượng, chịu ảnh hưởng từ Valentin Serov và Filipp Maliavin. Mặc dù là người đề cao kỹ thuật trong hội hoạ, song, tương tự các hoạ sỹ Ấn tượng Pháp, Fechin cho rằng dầu khô gây ra sự thoái hóa của sơn dầu. Vì thế ông tìm mọi cách loại dầu ra khỏi sơn, như bóp sơn lên giấy thấm hoặc vải để hút dầu, trước khi dùng dao phệt lên nền canvas bồi bằng keo casein, và không bao giờ dùng dung dịch pha màu, v.v. Kết quả sơn mất chất kết dính, khiến tranh của ông trông xơ xác, xám, nông, chỗ mờ chỗ bóng, bị xuống màu, tối đen theo thời gian, các sắc điệu ở những chỗ tối dần dần biến mất. Đôi khi ông còn vẽ lên nền bồi casein chưa khô hẳn. Hậu quả là tranh bị bong nứt nghiêm trọng. Ông từng bị ngộ độc chì vì liên tục liếm dao vẽ có trắng chì khi vẽ da thịt.

Tranh:
Nikolai Fechin
Đám cưới nông dân
1908
sơn dầu trên canvas
282 x 111 cm
sưu tập tư nhân



Henri de Toulouse-Lautrec

Không có nhận xét nào: